Tháng 5 âm lịch là khoảng tháng 6 lịch dương, bắt đầu vào hè, mùa của hội hè, của du lịch và thăm thú. Các tín đồ “mê xê dịch” lại được thể khăn gói vi vu. Thật trùng hợp khi các lễ hội truyền thống Việt Nam được giới thiệu dưới đây lại đưa bạn bất ngờ đến những vùng biển xinh đẹp, xanh mát và lý tưởng nhất cho những ngày du lịch giải nhiệt.
Trong văn hoá người Việt, Tết Đoan Ngọ là một trong những lễ hội truyền thống Việt Nam lớn ra đời với rất nhiều quan niêm khác nhau. Có người thì cho là là ngày giỗ của Quốc mẫu Âu Cơ. Đây cũng là thời điểm trời quanh đãng và trong sáng nhất năm, vạn vật sinh sôi nảy nở khắp nơi do dương khí lúc này là mạnh nhất. Đặc biệt là lúc từ 11h sáng đến 1h chiều.
Ngoài ra, Tết Đoan Ngọ theo một số địa phương làm nông là ngày phát động phong trào diệt sâu bọ, bảo vệ mùa màng.
Sáng sớm thức dậy chưa ăn gì là nghe “giết sâu bọ, giết sâu bọ đê” là biết tiết mùng 5 tháng 5 âm lịch đã đến. Người dân phía Bắc thường ăn rượu nếp, mận, đào, vải, trứng luộc, bánh đa kê, bánh gio hoặc nhấm một chút rượu. Người miền Nam thì ăn bánh tro hoặc một số loại chè như hạt sen, đỗ đen thanh nhiệt cơ thể.
Những món ăn nhẹ thường được người Việt lựa chọn để ăn ngay sau khi thức dậy nhằm thanh tẩy cơ thể, diệt trừ sâu bọ. @ Cao Bằng
Một số người dùng nước lá mùi để xông, tắm rửa phòng, chữa bệnh, giải nhiệt cơ thể; ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn, và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Theo quan niệm dân gian, ngày mồng 5 tháng 5 là ngày dương khí mạnh nhất nên cây cối phát triển tốt, cho tác dụng mạnh nhất, các thầy thuốc thường vì thế mà lên núi hái thuốc vào ngày này. Các gia đình cũng thường mua cành xương rồng treo trước cửa để xua đuổi tà ma.
Cả gia đình cùng nhau chuẩn bị bánh tro cho tết Đoan Ngọ. @ Phụ nữ
Những ngày này, cả gia đình cùng dâng hương hoa, trái ngọt cúng ông bà tổ tiên rồi cùng nhau quây quần bên mâm cỗ như một ngày đoàn viên giữa năm, cầu bình an, hạnh phúc.
Mâm cơm dâng cúng ông bà tổ tiên của gia đình người Việt. @ Cao Bằng
Nhánh xương rồng xua đuổi tà ma được người Sài Gòn mua treo ngoài cửa nhà. @ Cao Bằng
Trở thành Di sản Văn hoá Phi vật thể Quốc gia, lễ hội cúng biển Mỹ Long đã trở thành một điểm hẹn trẩy hội của rất nhiều người dân vùng biển, không chỉ là ngư dân mà cả khác du lịch khắp nơi cùng về.
Ngày mồng 10, lễ hội bắt đầu diễn ra, Ban Hội Miếu Bà Chúa Xứ bận rộn chuẩn bị cho lễ như quét dọn, trang trí đường sá, cổng chào, chuẩn bị nấu nướng để có bữa cơm chu đáo nhất, đãi du khách thập phương về trẩy hội.
Từ tờ mờ sáng ngày 11, nghi thức nghinh ông Nam Hải bằng tàu biển được tổ chức hoành tránh và trang trọng bằng cả tấm lòng biết ơn biển cả của những người dân địa phương, mong cho một năm ra khơi thuận buồm xuôi gió, tôm cá luôn đầy ghe. Một đoàn thuyền kết hoa rực rỡ kéo còi rời bến đi rước Ông với dàn nhạc ngũ âm và múa lân rộn ràng. Tới cửa sông giáp biển, ba hồi tù và vang dền trời đất thổi lên, đoàn tàu đồng loạt lướt băng băng trên từng lớp sóng, ra khơi trong tâm thế phấn khởi nhất.
Những đoàn tàu ra khơi nghinh đón Ông Nam Hải trong tâm thế phấn khởi nhất. @ Tổng Cục Du lịch
Các nghệ nhân múa bóng rỗi tham gia Nghi thức nghinh Ông. @ Báo Trà Vinh
Là người ra khơi kiếm sống, biển cả như một điểm tựa rất lớn trong tín ngưỡng và tâm linh của ngư dân. Ở các Làng ven biển Nam bộ, đâu đâu cũng có ngôi miếu thờ Cá Voi mà bà con ngư dân gọi là Cá Ông, tức Đức Ông Nam Hải hoặc Nam Hải Đại tướng quân như là tổ nghiệp. Khi ra khơi gặp lâm nguy, chỉ cần vái Ông thì sẽ được cá voi nổi lên sát mặt nước cứu giúp. Từ đó mà người dân rước Ông Nam Hải về trong ngày cúng biển để tạ hơn cứu mạng.
Tiếp sau đó, nghi thức giỗ tiền chức, chánh tế, chánh tế bà Chúa Xứ, nghinh ngũ phương và lễ tống tàu ra khơi lần lượt được thực hiện.
Với tình người nồng ấm, những ngư dân ở đây xem việc đón tiếp càng nhiều khách ghé thăm thì niềm vui càng nhân rộng. Họ cùng nhau chia sẻ chén rượu, chung trà, cơm trắng và cá tươi, toàn những thức ngon từ biển cả và thiên nhiên.
Buổi tối, mọi người cùng nhau xem hát bội và đặc biệt là màn các cô bóng múa bông đặc sắc vô cùng. Bên cạnh đó là các trò chơi dân gian của người dân vùng biển Mỹ Long được chuẩn bị sẵn để bà con và du khách cùng nhau thử tài.
Những cao niên địa phương là người gìn giữ loại hình nghệ thuật đặc sắc múa bóng, chỉ có dịp lễ hội như vậy bạn mới được tận mắt chứng kiến. @ Báo Trà Vinh
Lễ hội truyền thống Việt Nam này là lễ nghinh ngũ phương với phần rước kiệu đi đường bộ qua các xóm làng. Đúng Ngọ, ban tổ chức đặt heo quay, gạo, muối lên chiếc tàu được làm thủ công bằng vỏ cây, nan tre và giấy màu. Tàu dần trôi theo dòng nước cho đến khi mọi người dự lễ trên bờ không còn nhìn thấy chiếc tàu vừa thả nữa thì một hồi trống bãi chầu vang lên, kết thúc buổi lễ.
Biển Sầm Sơn tại Thanh Hoá vốn là một điểm đến quen thuộc nhất để giải nhiệt của người dân miền Bắc và miền Trung. Vừa hoà mình vào làn nước biển xanh mát, vừa trẩy hội bánh chưng, bánh giày, hai thức bánh ngon lành được làm từ những nguyên liệu đại diện cho nền văn minh lúa nước thì quả là một cơ hội thú vị.
Lễ hội truyền thống Việt Nam này được tổ chức nhằm tôn vinh ông tổ nghề dệt xúc và thờ thần Độc Cước cùng mong ước cho mùa màng luôn tươi tốt, mưa thuận gió hòa vì đa số người dân mưu sinh bằng nghề nông.
Lễ hội được khai mạc bằng màn diễu kiệu quanh các đường phố chính rồi tập hợp về lại sân Đền Độc Cước để chuẩn bị cho các nghi lễ chính thức như phần lễ tế, đọc chúc văn tưởng nhớ công ơn của các tiền bối, những người đã có công khai phá và xây dựng vùng đất Sầm Sơn.
Đoàn rước kiệu diễu hành quanh đường phố chính nối theo sau là hàng dài người dân thị xã Sầm Sơn. @ Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hoá
Đầu lân, mặt nạ và sắc phục tươi thắm, đoàn diễu hành mang không khí tươi vui đến từng góc đường trong ngày lễ hội. @ Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hoá
Khách du lịch có thể hoà mình vào không gian lễ hội đậm màu sắc dân gian với trò chơi đi cà kheo hoặc thi kéo co.
Cuộc thi làm bánh chưng, bánh giầy giữa 7 làng là phần được trông đợi nhất. @ Vietnamplus
Cuộc thi làm bánh chưng, bánh giầy được chờ đợi nhất với những chiếc bánh giầy trắng mịn có đường kính khoảng 30 cm và bánh chưng thơm dẻo là 40 cm. Đây là cuộc thi giữa 7 đội đến từ 7 làng khác nhau thuộc thị xã Sầm Sơn. Thành phẩm làm ra có hình dáng đẹp nhất và mùi vị thơm ngon nhất sẽ được chọn làm lễ vật dâng thần Độc Cước. Sau lễ hội, bánh chưng, bánh giầy được cắt ra chia đều cho người dân để cùng nhau chia sẻ lộc thần và những điều may mắn.
Những người có sức khoẻ dẻo dai nhất được giao nhiệm vụ giã bánh giầy. @ Vietnamplus
Những người khéo tay nhất thì gói bánh chưng cho vuông vức. @ lehoi.cinet.vn
Thành phẩm bánh giầy trắng mịn, đẹp mắt ra lò và được chấm điểm để chuẩn bị dâng thần. @ Vietnamplus
Lễ hội bánh chưng bánh giầy thu hút sự quan tâm rất lớn từ giới truyền thông. @ Vietnamplus
Lễ hội đình Trà Cổ được khôi phục từ năm 1993 và được tổ chức thường niên là dịp để tưởng nhớ công ơn các vị tiền nhân, các vị anh hùng dân tộc đã có công dựng làng, lập ấp, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Theo phong tục, lễ hội truyền thống Việt Nam này diễn ra với phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm nhiều nghi thức truyền thống như rước kiệu nghênh thần, rước cây đèn thần và mâm hoa quả, đóng cây cai đám, gọi sổ bìa xanh, lễ chùa Vạn Linh Khánh và đền Thánh Mẫu, lễ rước cỗ của các ông Đám đương nhiệm, lễ đại tế, lễ cất cây cai đám, gọi danh sách ông Đám mới....
Lễ rước thần qua biển Trà Cổ do các thanh niên trong vùng khiêng kiệu. @ Báo Quảng Ninh
Theo đó, ông Đám là người được làng tín nhiệm, cử đi chăm lo hương khói cho Thành hoàng. Trước khi vào lễ hội, các già làng họp và cử ra 12 người thuộc 12 gia đình tiêu biểu làm cai Đám. Họ phải là những người đàn ông từ 25 đến 35 tuổi, đã có vợ con, mạnh khoắn, chăm chỉ làm ăn, có đạo đức và sống lành mạnh, gia đình thuận hoà, không vướng tang ma, không văng tục, không ăn thịt chó, không ăn đồ sống, không cắt tóc, cạo râu... Những người được làng cử chọn làm cai đám là điều rất vinh dự, tự hào. Làm tốt việc cai đám trong năm đồng nghĩa với được lộc, mạnh khoẻ, làm ăn may mắn…
Đoàn các ông Đám tập hợp những người đàn ông được tín nhiệm trong làng. @ Báo Quảng Ninh
Đây cũng là thời điểm vùng biển Trà Cổ đón hàng ngàn lượt khách du lịch, vừa giải nhiệt mùa hè, vừa trẩy hội tưng bừng, thưởng trọn cả một bản sắc văn hoá tâm linh và văn minh sông Hồng.
Tranh thủ ghé thăm biển Trà Cổ dịu mát, trong xanh, cho mùa hè trọn vẹn nhất. @ Báo Quảng Ninh
Thời những điểm này, các Quảng Ninh, Thanh Hoá và Trà Vinh thu hút rất nhiều khách du lịch đi trẩy hội. Bạn đừng quên đặt khách sạn trước khi đến để luôn đảm bảo có chỗ nghỉ ngơi đầy đủ và quẩy lễ hội thật sung.