Bánh gai là loại bánh truyền thống dân dã của Việt Nam. Nếu đang ở hoặc đã ghé thăm Việt Nam, chắc hẳn bạn đã đôi lần nhâm nhi chiếc bánh gai cùng tách trà đậm vị. Có bạn đã ăn bánh gai từ nhỏ đến lớn, có bạn đã cảm nhận hết hương vị thơm ngon của bánh, nhưng Traveloka hỏi nhỏ này “Bạn có biết bánh gai đặc sản ở đâu không?” Nếu bạn cũng chưa biết bánh gai đến từ tỉnh thành nào của Việt Nam, thì theo dõi hết bài viết này nhé! Đáp án sẽ khiến bạn hết hồn ấy!
Bánh gai là một loại bánh nhân ngọt của Việt Nam, bánh có lịch sử tồn tại lâu đời. Bánh gai được làm chủ yếu bằng bột nếp, nên có kết cấu dẻo mềm. Bánh có màu đen bóng lạ mắt do sự xuất hiện của bột lá gai trong bánh.
Về nhân bánh, bánh gai thường có nhân đậu xanh ngọt ngọt bùi bùi. Ở một số nơi, bạn có thể tìm thấy cả bánh gai nhân dừa béo ngọt thơm ngon.
Bánh gai - bánh truyền thống của Việt Nam rất được yêu thích.@Shutterstock
Giống như hầu hết các loại bánh truyền thống khác, bánh gai cũng được gói ghém vuông vắn trong lá chuối và quấn chặt bằng dây lạc mềm. Bánh gói xong được đưa đi hấp, thành phẩm cho ra là những chiếc bánh nóng hổi với màu đen óng ánh, thơm nhẹ mùi lá chuối dân dã.
Ở Việt Nam hiện nay, bánh gai rất dễ mua, loại bánh này được chế biến và bán ở nhiều nơi. Nhưng nguồn gốc ban đầu của bánh gai là ở Bắc Bộ Việt Nam, cụ thể là các tỉnh Nam Định, Hải Dương, Thanh Hóa, Tuyên Quang,...
Bánh gai không chỉ một món bánh quê được trẻ nhỏ ưa chuộng, bánh còn dùng làm lễ dâng hương cho tổ tiên các dịp lễ lớn (Tết, đám hỏi - cưới,...)
Cho đến hiện tại, người ta vẫn chưa biết, bánh gai đặc sản ở đâu, xuất hiện ở tỉnh thành nào đầu tiên, chỉ biết rằng nó có ở miền Bắc đầu tiên, sau đó lan rộng và trở thành thức quà không thể thiếu của người Việt cả nước.
Bánh gai gói trong lá chuối và quấn bằng dây lạc mềm.@Shutterstock
Tuy chung một cái tên, nhưng bánh gai ở mỗi tỉnh thành vẫn có những điểm khác biệt nhất định, bánh gai Ninh Giang - Hải Dương sẽ không giống bánh gai Tứ Trụ - Thanh Hóa hay bánh gai Bà Thi - Nam Định,... Vì vậy, hãy cùng Traveloka tìm hiểu xem, bánh gai ở từng vùng có gì khác nhau nhé!
Bánh gai Xứ Dừa là một đặc sản của Nghệ An. Ở xứ Nghệ, bạn có thể dễ dàng tìm được hơn 20 hộ gia đình chuyên làm bánh gai Xứ Dừa, nhiều hộ có thâm niên lên đến 3 đời.
Bánh gai Xứ Dừa vẫn được làm bằng bột nếp nhưng nhiều loại bánh gai khác. Tuy nhiên bột lá gai của bánh gai Xứ Dừa là lá gai được thu hoạch ven núi đá vôi. Nhân bánh ngoài đậu, đường, dừa nạo còn thêm cả mật mía ngọt thanh bắt vị.
Nhiều du khách mua bánh gai Xứ Dừa làm quà.@Shutterstock
Gợi ý địa điểm mua bánh gai Xứ Dừa:
Làng Gai Xứ Dừa: Xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (chạy dọc quốc lộ 7A)
Bánh gai Đại Đồng có truyền thông hơn 400 năm. Bánh gai Đại Đồng được làm từ các nguyên liệu đơn giản như nhiều loại bánh gai khác, vẫn là gạo nếp, đậu, đường, dừa,...
Nhưng bánh gai Đại Đông có hương vị đặc biệt đến từ nguồn gốc lá gai, mỗi vùng lại có một hương vị lá gai không giống nhau do thổ nhưỡng khác biệt.
Nhân bánh gai Đại Đồng có thêm mứt bí đao thái hạt lựu, mỡ heo, hạt sen, đậu phộng rang. So với nhiều loại bánh gai khác, nhân bánh gai Đại Đồng có phần đa dạng và nhiều hơn, nên cắn một miếng sẽ không bao giờ quên được cảm giác thỏa mãn mà chiếc bánh gai thơm bùi, đầy ụ nhân béo ngậy mang lại.
Bánh gai Đại Đồng là món bánh ngon có tuổi đời hơn trăm năm.@Kênh tin Việt
Gợi ý địa điểm mua bánh gai Xứ Dừa:
Thôn Đại Đồng, xã Tân Hoà, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Bánh gai Bà Thi - Nam Định, nhưng lại mang hương vị Sài Gòn. Bánh Gai Bà Thi xuất hiện năm từ năm 1978, nhiều người kể lại rằng, sau khi miền Bắc giải phóng, bánh gai Bà Thi bắt đầu du nhập và xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Bắc.
Bánh gai Bà Thi đặc biệt nhất ở phần vỏ bánh, vỏ bánh chỉ được làm từ gạo nếp Tháng Ba hoặc nếp Hương, ngoài ra còn trộn thêm bột lá gai đặc trưng của vùng và một ít đường mía.
Bánh gai Bà Thi - Nam Định có vỏ dẻo nhân thơm, mang đôi chút hương vị của miền Nam.@Youtube Toan Trinh
Nhân bánh có đậu xanh và dừa nạo bùi bùi thơm ngon, xen lẫn với sự xôm tụ của hạt mè, hạt sen. Bánh gai Bà Thi sử dụng lá chuối Ngự phơi khô để gói nên đặc biệt thơm và không chát. Bánh gai Bà Thi được nhiều người ưa chuộng vì đây là sự kết hợp của các đặc sản vùng miền, từ lá gói đến vỏ bánh và nhân bánh.
Gợi ý địa điểm mua bánh gai Bà Thi:
104A Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định, Nam Định
Bánh gai Tứ Trụ hay còn gọi là bánh Gai Làng Mía. Đến Thanh Hóa nếu bạn chỉ mua nem chua thì đúng là rất hối tiếc vì đã quên bánh gai nơi đây. Bánh Gai Tứ Trụ được làm bằng gạo nếp dẻo mịn, khi ăn bánh bạn sẽ dễ dàng nghe thoang thoảng mùi dầu chuối xen lẫn với hương thơm quê nhà của đậu và bột nếp.
Gợi ý địa chỉ mua bánh gai Bà Thi:
Làng Mía, xã Thọ Diên (Thọ Xuân, Thanh Hóa)
Bánh gai Ninh Giang có hình tròn, nhưng được gói thành hình vuông với lá lá chuối khô bên ngoài. Bánh chỉ mới bắt đầu gói gần đây, những năm trước bánh chỉ được tạo hình tròn.
Bánh gai Ninh Giang được làm bằng bột Nếp Cái Hoa Vàng trắng tròn của người Kinh Môn, để cho ra chiếc bánh mềm mại và bóng bẩy. Bột Lá Gai trong bánh gai Ninh Giang được ninh và ủ trong 2-3 ngày để làm ra bột mịn.
Phần nhân của bánh gai Ninh Giang được nhiều người nhận định là xốp mềm, nguyên vị, khi có sự kết hợp giữa đậu xanh, mứt bí và hạt sen mềm nhưng không nát (không thể thiếu).
Bánh gai Ninh Giang được làm gạo Nếp Cái Hoa Vàng nên đặc biệt mềm dẻo.@Dân Việt
Trong tất cả các loại bánh gai, có lẽ bánh gai Ninh Giang có tuổi đời lâu nhất - 700 năm. Đây là thương hiệu bánh gai được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Sau hơn nửa thiên niên kỉ, chiếc bánh gai ở Ninh Giang vẫn tồn tại với hương vị nguyên thủy và đang tiếp tục lan rộng khắp nơi với làng nghề thủ công Ninh Giang.
Gợi ý địa chỉ mua bánh gai Ninh Giang - Hải Dương:
208 Trần Hưng Đạo, Ninh Giang, Hải Dương (Cơ sở sản xuất bánh gai Bà Tới - Hùng Thảo)
Chiếc bánh gai Đức Thọ được làm những nguyên liệu cơ bản giống những chiếc bánh gai của bao vùng miền khác. Nhưng, điểm làm nên sự khác biệt về hương vị của bánh gai Đức Thọ chính là khâu lựa chọn nguyên liệu.
Bột lá gai - nguyên liệu không thể thiếu của bánh gai Đức Thọ được sơ chế từ nguồn lá gai thu hoạch từ vùng đất cạnh sông Sơn La. Đất ở đây màu mỡ sẽ giúp cây cho ra những lá gai tươi tốt, mơn mởn.
Bánh gai Đức Thọ - Hà Tĩnh được làm từ những nguyên liệu đặc biệt.@Siêu Thị Mini 24h
Gạo nếp được sử dụng để làm vỏ bánh gai là gạo nếp Hoa Cau vừa thơm vừa dẻo. Bột gạo nếp phải trải qua nhiều giai đoạn giã, nhào nặn kì công. Nhờ vậy nên, vỏ bánh gai Đức Thọ đặc biệt dẻo và mềm, đen óng ánh, đàn hồi gói trọn được phần nhân đậu xanh béo ngậy.
Bánh được gói bằng lá chuối tiêu để già và khô tự nhiên, nhưng vẫn giữ được độ mềm và dai. Với chất liệu lá gói này, độ ngon và thơm của bánh gai được bảo quản trọn vẹn và giữ lâu hơn.
Gợi ý địa chỉ mua bánh gai Đức Thọ - Hà Tĩnh:
Làng Khóng - Đức Yên - Đức Thọ - Hà Tĩnh (Bánh gai Đức Thọ Quyến Hà)
Qua bài viết trên, hi vọng là Traveloka đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi Bánh Gai đặc sản ở đâu? Cùng là một loại bánh, nhưng bánh gai ở mỗi nơi đều có những điểm riêng khác nhau. Nếu bạn là yêu thích bánh gai và mong muốn trải nghiệm hết tất cả các hương vị bánh của mỗi nơi, thì hãy săn ngay deal vé máy bay giá rẻ tại Traveloka để bắt đầu ngay các chuyến đi bạn nhé!
Xem thêm: