Bánh tét ngày Tết là đặc sản miền nào? Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến không ít người bối rối. Ngày nay, bánh tét xuất hiện quanh năm và dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng, vào dịp Tết, chỉ một số địa phương nhất định ở Việt Nam xem bánh tét như một phần không thể thiếu trên mâm cỗ ngày xuân. Nếu bạn vẫn chưa rõ về nguồn gốc cũng như ý nghĩa đặc biệt của bánh tét ngày Tết, hãy cùng Traveloka khám phá ngay trong bài viết này nhé!
Ở Miền Nam khi đến Tết, nhà nhà đều có một cặp bánh tét, bởi lẽ đối với người miền Nam “thấy bánh tét là thấy Tết”.@Shutterstock
Bánh tét là một loại bánh truyền thống ở miền Nam Việt Nam. Bánh có hình trụ dài, được gói trong lá chuối, vỏ bánh được làm từ gạo nếp ngon. Bánh có hai loại nhân mặn và ngọt, thường là nhân đậu xanh thịt mỡ và nhân chuối.
Hình dáng đơn giản nhưng đượm vị quê hương.@Shutterstock
Cái tên bánh tét xuất phát từ cách ăn của loại bánh này. Bánh Tét được gói thành hình trụ bằng lá chuối, sau đó dùng dây lạc tre quấn chặt để cố định. Khi ăn, người ta thường khui bánh ra và dùng chính dây lạc đó để cắt bánh, người ta gọi là tét bánh. Cái tên bánh tét từ đó được ra đời. Bánh tét là tên gọi phổ biến, nhưng bạn biết bánh tết còn có tên gọi khác là gì không? Đó là bánh Đòn. Nên khi đến đâu nghe bánh Đòn, bạn hãy nghĩ ngay đến bánh tét ngày Tết nhé!
Bánh Tét ngày Tết được làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh và thịt mỡ, gói trong lá chuối và có hình trụ dài, được bao bọc bởi nhiều lớp lá chuối, nhìn rất giống hình ảnh người mẹ đang ôm lấy con của mình. Bởi lẽ vì thế mà bánh tét trở thành món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán, mang đậm giá trị tình thần, tượng trưng cho sự đoàn tụ và ấm no của gia đình.
Bánh tét nhân đậu xanh, ngọt bùi đậm vị quê hương.@Shutterstock
Bánh Tét ngày Tết thường có nhân đậu xanh, có màu sắc vàng bắt mắt, gần giống với màu vàng của các ruộng lúa trù phú ở miền Nam. Nhân đậu đầy ụ trong mỗi chiếc bánh tét dường như gửi gắm mong cầu được ấm no, làm ăn thuận lợi của hầu hết những người miền Nam chất phác.
Biết bánh tét ngày Tết là đặc sản của miền nào rồi thì nhất định phải biết bánh tét Trà Cuôn nổi tiếng nhất nhì miền Nam. Bánh có nguồn gốc từ Cầu Ngang (Trà Vinh). Bánh Tét Trà Cuôn nặng và to, có những đòn bánh nặng hơn 1kg. Trong công thức làm bánh tét Trà Cuôn hiện đại như ngày nay, phần nếp bánh được làm từ gạo nếp hảo hạng và được phối ba màu xanh, tím, cam đẹp mắt. Nhân bánh tét Trà Cuôn ngoài thịt mỡ còn có trứng muối và tôm khô hòa quyện tạo nên hương vị thơm ngon độc đáo.
Gợi ý một số địa chỉ mua bánh tét Trà Cuôn:
Không gắn liền với bất kì một địa phương nào, nhưng bánh tét chuối là đặc sản nhất định phải có trong ngày Tết Việt Nam. Loại bánh này thường được ưa chuộng bởi trẻ em, vì nhân chuối ngọt ngọt dễ ăn.
Vỏ bánh tét lá chuối thơm mùi nước cốt dừa béo béo, ngoài nếp ra vỏ bánh còn có thêm đậu đen xen lẫn. Nhân bánh thì ngọt ngào vị chuối sứ ướp đường. Cái béo béo bùi bùi của vỏ bánh dẻo hòa quyện cùng nhân chuối ngọt ngọt, tạo ra một hương vị bánh quê nhà ngon đến mức khó thể nào diễn tả được.
Bánh tét chuối có hương vị khá lạ miệng. @shutterstock
Gợi ý một số địa chỉ mua bánh tét Chuối:
Giống như bánh tét Trà Cuôn, bánh tét lá cẩm ở Cần Thơ cũng có một hình thức rất chỉnh chu và bắt mắt. Vỏ bánh có sắc tím nổi bật do lá cẩm mang lại. Nhân bánh bao gồm thịt mỡ nhân đậu, khoảng 2 trứng muối vàng ươm và một lát thịt ba chỉ chất lượng. Mặt cắt của bánh tét Lá Cẩm rất đẹp, hệt như một cánh hoa tím với nhụy vàng nổi bật, nên rất phù hợp cho việc bài trí mâm cỗ.
Gợi ý một số địa chỉ mua bánh tét lá cẩm Cần Thơ:
Bánh Tét truyền thống đã có từ rất lâu đời, đây là loại bánh mà những ai ở Việt Nam cũng đã từng ăn thử một lần. Dù bạn ở tỉnh thành nào, bạn có cũng có thể tìm ra chiếc bánh này.
Vỏ bánh được làm từ gạo nếp ngâm cùng lá dứa, khi ra thành phẩm sẽ cho ra màu xanh hơi nhạt. Nhân bánh là sự kết hợp hoàn hảo giữa đậu xanh tách vỏ, thịt ba chỉ ướp gia vị và xen lẫn vài hạt tiêu cay.
Bánh tét truyền thống ăn không cũng ngon, nhưng ăn cùng với dưa món củ kiệu thì phải nói là tuyệt phẩm của nhân gian. Bánh ăn không hết có thể đem đi chiên, sẽ cho thành phẩm là những lát bánh giòn rụm, béo ngậy vị bánh chiên và bùi bùi vị đậu xanh.
Bánh Tét ăn kèm với củ kiệu là món được yêu thích trong ngày Tết. @shutterstock
Gợi ý một số địa chỉ mua bánh tét lá dứa truyền thống:
Nếu bạn đang háo hức khám phá miền Nam và thưởng thức hương vị đặc trưng của bánh tét, hãy bắt đầu hành trình bằng cách đặt ngay vé máy bay Hà Nội Sài Gòn hoặc vé máy bay Hà Nội Cần Thơ trên Traveloka. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tìm được những chuyến bay phù hợp với lịch trình và ngân sách của mình.
Mon, 12 May 2025
Vietravel Airlines
Hà Nội (HAN) đi TP HCM (SGN)
Bắt đầu từ 1.209.968 VND
Tue, 20 May 2025
Vietravel Airlines
Đà Nẵng (DAD) đi TP HCM (SGN)
Bắt đầu từ 916.041 VND
Wed, 30 Apr 2025
VietJet Air
Huế (HUI) đi TP HCM (SGN)
Bắt đầu từ 836.904 VND
Bên cạnh đó, Traveloka còn cung cấp hàng ngàn lựa chọn phòng khách sạn Sài Gòn tiện nghi, giúp bạn thoải mái nghỉ ngơi sau những ngày trải nghiệm văn hóa và ẩm thực phong phú của vùng đất này.
Bánh Tét ngày Tết từ lâu đã trở thành món ngon phải có của ngày Tết miền Nam. Đọc đến đây, chắc có lẽ các bạn cũng đã biết Bánh Tét ngày tết là đặc sản của miền nào rồi đúng không? Nếu có dịp đến thăm miền Nam và các tỉnh miền Tây, đừng quên mua những chiếc bánh tét về làm quà nhé! Tiếp tục theo dõi Traveloka để thể dễ dàng vé máy bay giá tốt, lựa chọn phòng khách sạn, hoặc đặt trước các tour du lịch, du thuyền để tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn nhất.
Xem thêm: