9 điều cần biết trước khi ghé thăm cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

Thao Nguyen
31 Oct 2022 - 16 min read

Cầu Long Biên là cây cầu lịch sử từng chứng kiến không ít thăng trầm của Thủ đô. Trải qua nhiều thăng trầm, cây cầu vẫn đứng đó đầy hiên ngang, trở thành biểu tượng khó phai mờ trong lòng những người con Hà Nội. Bên cạnh đó, đây cũng là toạ độ lý tưởng để bạn ngắm nhìn một Hà Nội rất khác, hoài cổ và đầy lãng mạn.

Cùng Traveloka tìm hiểu thêm về cây cầu sắt chứng nhân lịch sử cũng như lý giải tại sao địa điểm du lịch Hà Nội này lại hút khách tham quan đến như vậy.

Cầu Long Biên Hà Nội

Cầu Long Biên - chứng nhân của lịch sử @shutterstock

1. Đôi nét giới thiệu về cầu Long Biên

Cầu Long Biên là cây cầu bằng thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối liền 2 quận Hoàn Kiếm và Long Biên. Đây là cây cầu được người Pháp xây dựng từ năm 1898, khánh thành vào ngày 28/02/1902, ban đầu có tên là cầu Doumer. Sau ngày Thủ đô giải phóng, cầu được đổi tên thành Long Biên bởi Đốc lý Hà Nội – bác sĩ Trần Văn Lai và sử dụng tên đó cho đến ngày hôm nay.

Cầu Long Biên bắt qua sông Hồng

Cây cầu lịch sử đã mang đậm dấu ấn của thời gian @shutterstock

Không chỉ là tuyến đường huyết mạch nối liền đôi bờ sông Hồng, cây cầu này còn có ý nghĩa quan trọng trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ, cầu bị hư hỏng nghiêm trọng do những trận mưa bom ác liệt. Trải qua hàng trăm năm, cầu Long Biên Hà Nội vẫn sừng sững, hiên ngang dù đã hoen rỉ bởi tác động tự nhiên, trở thành chứng nhân lịch sử và biểu tượng của Thủ đô.

2. Cầu Long Biên dài bao nhiêu mét

Vào thời điểm lúc bấy giờ, cầu Long Biên được xem là một công trình kiến trúc mang tầm cỡ Đông Nam Á và thế giới. Thiết kế của cầu có đến 19 nhịp đầm thép, được đặt trên 20 trụ cao sừng sững với chiều dài lên đến gần 2.300m (cụ thể là 2.290m). Ngoài ra, ở bên phía Tây của cầu Long Biên có thêm 896m gần đường xây bằng đá dẫn lên cầu. Sau khi được khánh thành, cầu Long Biên được ghi nhận là cây cầu dài thứ hai trên thế giới (Hạng nhất thế giới thuộc về cầu Brooklyn, bắc ngang qua cong sông East-River của Mỹ). Một số người còn vui vẻ so sánh rằng cầu Long Biên là tháp Eiffel nằm ngang của Hà Nội.

Không chỉ thế, chiều rộng của cầu Long Biên có độ dài khoảng 4,75m và chia thành 3 phần đường chính. Ở phần hai bên đường 2,6m dành cho xe hơi, xe gắn máy, xe thô sơ. 9,4m bên phía ngoài cùng sẽ dành cho người đi bộ. Cuối cùng, ở phía giữa đường sắt sẽ dành cho xe lửa hoạt động.

3. Phương tiện và cách di chuyển đến cầu Long Biên

Muốn ghé thăm cây cầu lịch sử này, bạn có thể lựa chọn các loại phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô hoặc đi taxi, xe ôm công nghệ. Từ Hồ Hoàn Kiếm, bạn chỉ mất khoảng 15 phút đi bộ là đã chiêm ngưỡng được vẻ đẹp cổ kính của cây cầu.

Chụp hình trên cầu Long Biên

Bạn có thể đi bộ từ Hồ Hoàn Kiếm lên cầu để ngắm cảnh, chụp hìnhNguồn: Mạnh Tiến Khôi

Nếu đi bằng xe buýt, bạn hãy bắt các tuyến xe có điểm dừng gần đó, chẳng hạn như tuyến số 03, số 30A, số 36, số 41, số 58 và số 86.

4. Đơn vị thiết kế và xây dựng cầu

Cầu Long Biên được thiết kế và xây dựng bởi nhà thầu Pháp nổi tiếng Daydé & Pillé (Paris). Cầu được xây dựng bằng những phương pháp tiên tiến nhất thời bấy giờ, vừa đáp ứng được tiêu chí kỹ thuật vừa đảm bảo được yếu tố nghệ thuật.

Cầu Long Biên xây dựng bằng thép

Cầu được thiết kế và xây dựng bởi nhà thầu Daydé & Pillé nổi tiếng @shutterstock

Toàn bộ phần thân cầu là kết cấu thép xếp tầng chặt chẽ, thiết kế hài hoà và ấn tượng. Nhìn từ xa, cây cầu trông giống hệt một con rồng khổng lồ uốn lượn, bắt qua con sông Hồng mênh mông.

5. Kiến trúc độc đáo của cầu Long Biên Hà Nội

Ở thời điểm xây dựng, Long Biên được xem là cây cầu tầm cỡ nhất trong khu vực và cả thế giới. Kết cấu cầu gồm có 19 nhịp dầm thép, bên dưới là 20 trụ lớn với tổng chiều dài lên đến 2.290 m. Phía tây của cầu là 896 m đường bằng đá dẫn lên cầu.

Kiến trúc của cầu Long Biên

Kết cấu sắt hoành tráng, ấn tượng của cây cầu @shutterstock

Với chiều rộng 4,75 m, cầu được chia thành 3 phần đường chính. Trong đó, 2 bên có 2,6 m dành cho ô tô, xe máy và các loại xe thô sơ, 0,4 m ngoài cùng là phần dành cho người đi bộ. Chính giữa là khu vực đường sắt chuyên dụng cho tàu hoả hoạt động.

Khác với những cây cầu ở Việt Nam, luồng giao thông trên cầu hướng về bên trái. Đây cũng chính là kiểu thiết kế quen thuộc ở các nước Châu Âu, điển hình là nước Pháp. Rất nhiều người liên tưởng cây cầu này với cầu Tolbiac nối liền thành phố Orléans với Paris, Pháp.

Cầu Long Biên buổi tối

Thiết kế đảm bảo tính kỹ thuật lẫn nghệ thuật của cầu Long Biên @shutterstock

Lúc khánh thành, cầu Long Biên là cây cầu dài thứ 2 trên thế giới, sau cây cầu Brooklyn bắc qua sông East – River của Mỹ. Thậm chí, cây cầu lịch sử còn từng được ví von là tháp Eiffel nằm ngang của Thủ đô Hà Nội. Với kiến trúc bằng sắt ấn tượng, nhiều năm qua, Long Biên vẫn là cây cầu được nhắc đến nhiều nhất ở Hà thành.

6. Các địa điểm lưu trú gần Cầu Long Biên

Để thuận tiện cho việc khám phá cây cầu lịch sử nổi tiếng và nhiều địa điểm du lịch khác ở Hà Nội, du khách nên lưu trú ở các nhà nghỉ, khách sạn thuộc quận Long Biên hoặc Hoàn Kiếm. Trong khu vực này có khá nhiều điểm lưu trú với các mức giá khác nhau. Tuỳ theo nhu cầu thực tế mà bạn có thể lựa chọn cho mình nơi ở phù hợp.

Long Biên nhìn từ trên cao

Du khách có thể lưu trú quanh khu vực quận Long Biên và Hoàn Kiếm @shutterstock

Bạn có thể truy cập vào ứng dụng du lịch Traveloka để tìm kiếm khách sạn gần cầu Long Biên. Traveloka luôn cập nhật địa điểm lưu trú chất lượng tốt, giá rẻ ở nơi bạn đến, hỗ trợ so sánh giá, đặt phòng nhanh chóng, thanh toán dễ dàng.

List khách sạn quận Long Biên khách sạn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho bạn tham khảo:

Vị trí: Số 32, Ngõ 97 Ngọc Thuỵ, Long Biên.

Mức giá: từ 408.414 VND/ đêm.

Lucky Budda Inn Villa là điểm lưu trú chất lượng trong tầm giá dưới 1.000.000 VND ở quận Long Biên. Khách sạn gây ấn tượng với du khách bằng thiết kế mang hơi hướng cổ điển, sang trọng. Phòng nghỉ rộng và thoáng, có cả hồ bơi trong khuôn viên khách sạn.

Lucky Budda Inn Villa

6.3/10

Số nhà 32, ngõ 97, Ngọc Thụy, Quận Long Biên, Hà Nội

Từ 408.414 VND

Vị trí: Số 17 Nguyễn Văn Cừ, Ngọc Lâm, Long Biên.

Mức giá: từ 983.910 VND/ đêm.

New Era Hotel & Villa là khách sạn được thiết kế theo phong cách Á - Âu đương đại, đa dạng các loại phòng từ Standard Twin cho đến Suite Double. Hệ thống phòng nghỉ được trang bị đầy đủ tiện nghi, khoảng view siêu xinh. Đặc biệt, khách sạn còn có khu vực nhà hàng, phục vụ bữa ăn theo yêu cầu.

New Era Hotel & Villa

8.7/10

17 Nguyễn Văn Cừ, Quận Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Hà Nội

Từ 983.910 VND

Vị trí: Số 94 Trần Nhật Duật, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm.

Mức giá: 437.009 VND/ đêm.

Hanoi Asia Hotel là lựa chọn không thể bỏ qua cho những ai đang tìm kiếm khách sạn gần cầu Long Biên. Phòng nghỉ ở đây được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, thiết kế trang nhã, đa dạng tiện nghi. Ngoài ra, khách sạn còn cung cấp các dịch vụ tiện ích như bữa sáng, thuê xe, tour du lịch…

Hanoi Asia Hotel

9.1/10

94 Trần Nhật Duật, Hàng Buồm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

579.625 VND

504.873 VND

Vị trí: Số 32A Đào Duy Từ, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm.

Mức giá: từ 2.446.258 VND/ đêm.

Atrium Hotel là điểm dừng chân lý tưởng sau một ngày dài tham quan, khám phá Thủ đô. Tọa lạc ngay tại vị trí trung tâm, Atrium được đầu tư một hệ thống phòng nghỉ khang trang, hiện đại, đầy đủ các tiện nghi cần thiết. Tầng 1 của khách sạn là khu vực nhà hàng và quầy bar, phục vụ khách hàng 24/24.

Atrium Hotel

8.4/10

32A Đào Duy Từ, Hàng Buồm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

3.375.000 VND

984.150 VND

7. Gợi ý lịch trình tham quan

Để khám phá cầu Long Biên một cách trọn vẹn, bạn có thể tham khảo lịch trình sau:

Đi dọc thân cầu theo đúng làn đường quy định

Muốn cảm nhận rõ dấu ấn của thời gian, bạn phải đi bộ thật chậm rãi dọc theo thân cầu. Từ đây, bạn sẽ nhìn được những nhịp cầu đã bị võng xuống, sự xuống màu của khung thép do tác động của nắng, mưa, gió bão. Không chỉ tự hào về một kỳ quan trong quá khứ, cây cầu này sẽ khiến bạn phải cảm phục vì khả năng chống chịu trước mưa bom, đạn lạc.

Check-in tại cầu Long Biên

Cầu Long Biên là địa điểm check - in yêu thích của nhiều bạn trẻ @shutterstock

Đứng ở 2 đầu cầu

Đứng ở 2 đầu cầu, bạn sẽ nhìn rõ được kết cấu tổng thể của cây cầu. Bên cạnh đó, ở vị trí này, bạn còn có thể phóng tầm mắt ra xa để ngắm nghía những bãi bồi xanh mướt phía chân cầu, những mái nhà lô nhô bên kia sông – một góc Hà Nội nhẹ nhàng và hoài cổ.

8. Những hoạt động thú vị tại cầu Long Biên

Là một trong những điểm đến hút khách nhất tại Hà Nội, cây cầu lịch sử này không thiếu những điều thú vị đang chờ bạn khám phá.

8.1 Dạo mát và ngắm hoàng hôn trên cầu

Long Biên có lẽ là cây cầu được nhiều bạn trẻ lựa chọn để “lang thang” nhất tại Hà Nội. Lượn lờ vài vòng xe máy trên cầu, bạn sẽ cảm nhận được một Hà Nội rất yên bình và lãng mạn. Ngoài ra, đây cũng là background check – in “siêu nghệ” vào mỗi mùa hoa loa kèn tháng tư.

Hoàng hôn trên cầu Long Biên

Chiêm ngưỡng khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày trên cây cầu hàng trăm năm tuổi @shutterstock

Với những kẻ mộng mơ thì hoàng hôn trên cầu chính là giây phút mà bạn không thể bỏ lỡ. Ráng chiều buông xuống là lúc mà không gian xung quanh trở nên mị hoặc hơn bao giờ hết. Cũng là những tia nắng cuối ngày yếu ớt, cũng là làn gió mơn man, mát lạnh nhưng không ai có thể cưỡng lại trước vẻ đẹp của tự nhiên.

8.2 Thưởng thức cà phê ở Trần Nhật Duật

Cà phê Trần Nhật Duật là địa điểm lý tưởng cho bạn ngắm nghía cây cầu Long Biên cổ kính. Quán cà phê nằm trên tầng 4 của một tòa nhà, sở hữu không gian mở và khoảng view “cực xịn”.

Cà phê Trần Nhật Duật

View cà phê ngắm cầu Long Biên “siêu chất”Nguồn: @duccuongbg

Đến đây, bạn có thể chọn cho mình một loại đồ uống yêu thích rồi ngồi hàng giờ để ngắm cảnh, trò chuyện cùng bạn bè. Đặc biệt, quán cà phê ở Hà Nội này cũng là nơi ra đời của những tấm hình check – in “triệu view” đấy.

8.3 Thử ngô và khoai nướng trên cầu

Ngô nướng và khoai nướng được mệnh danh là đặc sản của mùa đông Hà Nội. Trong tiết trời lạnh đến cắt da, người ta lại đổ về cầu, ngồi quây quần bên bếp than hồng để thưởng thức thứ đặc sản này. Giữa không gian tĩnh mịch, thỉnh thoảng lại có tiếng còi xe, còi tàu, xen lẫn với tiếng cười nói râm ran, thú vị không tưởng.

8.4 Chụp ảnh check – in ở bãi đá sông Hồng

Đã đến cầu Long Biên thì không thể bỏ qua bãi đá sông Hồng - background sống ảo “thần thánh” ở Thủ đô Hà Nội. Khung cảnh bao la bát ngát, xanh ngắt một màu của nơi này nhất định sẽ cho ra những tấm hình lung linh không khác gì ở các thảo nguyên hoang sơ, rộng lớn.

Check– in ở bãi đá sông Hồng

Bãi đá sông Hồng là background “siêu nghệ” cho các tín đồ check - inNguồn: @bee9249

8.5 Chụp ảnh nghệ thuật

Cây cầu sắt lịch sử là thiên đường dành cho dân nhiếp ảnh nghệ thuật. Mỗi thời điểm trong ngày và mỗi mùa trong năm, cây cầu lại khoác lên mình một dáng vẻ, màu sắc riêng. Dù là ở góc chụp nào đi chăng nữa thì cầu Long Biên Hà Nội vẫn đẹp một cách hoàn mỹ, khiến cho các nhiếp ảnh gia phải bấm máy lia lịa.

Ảnh nghệ thuật cầu Long Biên

Cầu Long Biên là nơi để các nhiếp ảnh gia tha hồ tác nghiệp @shutterstock

9. Các địa điểm du lịch gần cầu Long Biên

Để có thêm nhiều trải nghiệm thú vị, du khách nên kết hợp tham quan cầu với các điểm di tích gần đó, chẳng hạn như:

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm Hà Nội là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, địa điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua. “Trái tim giữa lòng Hà Nội” nổi tiếng với nét đẹp cổ kính và những cái tên quen thuộc như cầu Thê Húc, tháp Rùa, bốn bề trong xanh sóng nước.

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai yêu mến vẻ đẹp kiến trúc truyền thống và muốn tìm hiểu về văn hóa Phật Giáo. Đến với ngôi chùa này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một công trình cổ hàng trăm năm tuổi, lưu giữ những câu chuyện lịch sử, tâm linh kỳ bí. Nếu bạn đang tìm kiếm khách sạn gần chùa Một Cột thì đừng bỏ qua danh sách khách sạn của Traveloka nhé

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột là địa điểm nên ghé trong hành trình khám phá cầu Long Biên @shutterstock

Khu vực Phố Cổ Hà Nội

Phố Cổ cũng là một toạ độ khá gần với cầu Long Biên, phù hợp cho bạn ghé thăm. Đến đây, bạn sẽ phải choáng ngợp trước những cung đường, con hẻm từng ghi dấu rất nhiều ký ức của “Hà Nội 36 phố phường”. Sau những giờ ngắm cảnh, bạn có thể ghé vào bất kỳ hàng quán nào trong Phố Cổ để thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương.

10. Những điều cần lưu ý khi tham quan, khám phá cầu Long Biên

Cầu có làn đường dành riêng cho người đi bộ nhưng phần lan can khá thấp, du khách nên đi chậm để đảm bảo an toàn.
Không đu mình lên những thanh sắt của cầu.
Sân ga Long Biên có tàu qua lại khá thường xuyên, du khách cần chú ý quan sát khi chụp hình.

Một Hà Nội hoài cổ và cực kỳ lãng mạn đang chờ bạn qua lăng kính của cầu Long Biên. Nếu có dịp đến với Thủ đô thì các bạn đừng bỏ qua toạ độ du lịch đặc biệt này nhé!

Ngoài ra, đừng quên truy cập Traveloka để mang về hàng ngàn deal khuyến mãi hấp dẫn cho vé máy bay và đặt phòng khách sạn nhé!

Xem thêm:

Trong bài viết này

• 1. Đôi nét giới thiệu về cầu Long Biên
• 2. Cầu Long Biên dài bao nhiêu mét
• 3. Phương tiện và cách di chuyển đến cầu Long Biên
• 4. Đơn vị thiết kế và xây dựng cầu
• 5. Kiến trúc độc đáo của cầu Long Biên Hà Nội
• 6. Các địa điểm lưu trú gần Cầu Long Biên
• 7. Gợi ý lịch trình tham quan
• 8. Những hoạt động thú vị tại cầu Long Biên
• 8.1 Dạo mát và ngắm hoàng hôn trên cầu
• 8.2 Thưởng thức cà phê ở Trần Nhật Duật
• 8.3 Thử ngô và khoai nướng trên cầu
• 8.4 Chụp ảnh check – in ở bãi đá sông Hồng
• 8.5 Chụp ảnh nghệ thuật
• 9. Các địa điểm du lịch gần cầu Long Biên
• 10. Những điều cần lưu ý khi tham quan, khám phá cầu Long Biên

Khám phá điều tuyệt vời nhất ở Hà Nội

Hà Nội

Vietnam

Quận Hoàn Kiếm

Vietnam

Quận Cầu Giấy

Vietnam
Khách sạn
Vé máy bay
Things to Do
Luôn biết thông tin mới nhất
Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để biết thêm các khuyến nghị về du lịch và phong cách sống cũng như các chương trình khuyến mãi thú vị.
Đăng ký