Tại Sài Gòn có rất nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với phong cảnh hữu tình và phong cách kiến trúc độc đáo. Trong đó không thể không kể đếnchùa Bà Thiên Hậu, nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa tại thành phố mang tên Bác. Nơi đây không chỉ sở hữu khung cảnh đẹp mà còn lưu giữ nhiều sản vật văn hóa giá trị.
Nếu bạn có ý định ghé thăm địa điểm này trong chuyến du lịch Sài Gòn sắp tới, hãy tham khảo những thông tin được Traveloka chia sẻ trong bài viết dưới đây. Chắc chắn những kinh nghiệm du lịch này sẽ hữu ích cho chuyến đi của bạn.
Nét kiến trúc độc đáo của ngôi chùa. @VnExpress
Ngôi chùa này là một trong những nơi thờ tự lâu đời nhất của người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây từ lâu đã trở thành địa điểm tâm linh được nhiều người biết đến và có ảnh hưởng nhất định tới đời sống tinh thần của người dân bản địa. Ngôi chùa thờ bà Thiên Hậu, tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh ra tại đảo Mi Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc.
Khi mới 14 tháng tuổi, bà được trời phú cho khả năng thiên bẩm trong nhiều lĩnh vực và sau này được người Hoa thờ cúng để bày tỏ lòng biết ơn. Theo truyền thuyết, khi người Hoa di chuyển từ Quảng Đông, Trung Quốc đến Việt Nam lập nghiệp, hành trình của họ vô cùng suôn sẻ và an toàn. Bởi vậy, họ tin rằng sự hiển linh của bà Thiên Hậu đã giúp họ vượt qua bao trở ngại và an cư lạc nghiệp.
Đến năm 1760 (thế kỷ XVIII), ngôi chùa được xây dựng bởi một nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành. Sau 261 năm tồn tại, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được đường nét kiến trúc độc đáo. Địa danh Nơi này đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào ngày 7/1/1993.
Một góc bên trong Chùa Bà Thiên Hậu. | Credit: Internet
Nằm giữa trung tâm Sài Thành tấp nập, ngôi chùa lại mang đến cảm giác yên bình, trái ngược hoàn toàn với khung cảnh xô bồ, tấp nập của thành phố xa hoa. Cụ thể, địa điểm nằm tại số 710, đường Nguyễn Trãi, quận 5, thuộc khu trung tâm Chợ Lớn. Ngay bên cạnh chùa là Hội quán Tuệ Thành, khu phố tấp nập rất nhiều người Hoa ở Quảng Đông, Trung Quốc sinh sống.
Ngôi chùa nằm giữa trung tâm Sài Thành tấp nập. @Wikipedia
Nếu xuất phát từ các tỉnh thành miền Bắc hay miền Trung, bạn nên đặt vé máy bay đi Sài Gòn để hành trình di chuyển được thuận tiện và nhanh chóng nhất. Sau hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất, bạn nên lựa chọn dịch vụ đưa đón sân bay của Traveloka để đến thẳng ngôi chùa này.
Nếu di chuyển di chuyển từ khách sạn lưu trú, bạn có thể đi taxi, xe ôm công nghệ hoặc thuê xe máy tự lái để chủ động hơn trong việc di chuyển. Để đến địa điểm này, bạn đi theo hướng đường Nguyễn Thị Minh Khai, rẽ sang Hùng Vương, rồi đi tiếp đường Hồng Bàng và rẽ trái ở đường Lương Nhữ Học là tới.
Địa điểm du lịch tâm linh này mở cửa đón du khách thập phương từ thứ 2 đến chủ nhật. 2 khung giờ tham quan của ngôi chùa là từ 6h00 - 11h30 sàng và 13h00 - 16h30 chiều. Bạn cần lưu ý rằng, vào những dịp lễ, Tết, thời gian đón khách sẽ có sự thay đổi so với ngày thường. Vì vậy, bạn nên sắp xếp lịch trình di chuyển hợp lý, đừng ghé thăm chùa quá sớm hoặc quá muộn nhé!
Khi đặt chân đến đây, bạn sẽ bị thu hút bởi kiến trúc hình ấn đầy ấn tượng, bao gồm tổ hợp 4 gian nhà liên kết với nhau tạo thành hình chữ “khẩu” hay chữ “quốc”. Ở khu vực đầu tiên - tiền điện, bạn sẽ thấy bàn thờ Phúc Đức Chánh thần ở bên phải và bàn thờ Môn Quan Vương Tả ở bên trái. Các bia đá khắc truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu và những bức tranh vẽ Bà hiển linh trên sóng nước cũng là một điểm thu hút sự chú ý của du khách.
Bước đến khu Trung điện của ngôi chùa, bạn sẽ thấy bộ lư “Phát lan”, bao gồm 5 món đồ được điêu khắc vô cùng tinh xảo. Đặc biệt ở hai bên mạn còn chạm khắc hình ảnh chiếc thuyền rồng và kiệu cổ sơn son thếp vàng. Đây chính là 2 vật dụng thường dùng để rước bà Thiên Hậu vào ngày chính lễ của chùa.
Khu vực Chính điện, hay còn gọi là Thiên Hậu Cung, bao gồm 3 gian nhà. Trong đó, gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Kim Hoa Nương Nương, Long Mẫu Nương Nương và 2 gian phụ là nơi đặt các tượng thờ Địa Tạng, Quan Thánh và Thần Tài. Tất cả pho tượng tại chùa đều được khoác áo thêu lộng lẫy khiến du khách không khỏi trầm trồ.
Tất cả pho tượng tại chùa đều được khoác áo thêu lộng lẫy. @Go2Joy
Chùa bà Thiên Hậu hiện lưu giữ khoảng hơn 400 đồ cổ, trong đó có các bức tranh đắp nổi hình tứ linh – Long, Ly, Quy, Phụng. Ngay ở phần mái hiên, nóc nhà và vách tường của ngôi chùa cũng có gắn các bức tượng và phù điêu bằng gốm nung được khắc theo điển tích của Trung Quốc.
Các bức tượng và phù điêu bằng gốm nung ở phần mái của ngôi chùa. @internet
Ngoài ra, nơi đây cũng chứa rất nhiều lư trầm, đỉnh trầm và lư hương giá trị. Khi đến đây, du khách còn ngỡ ngàng bởi 41 bức tranh nổi, 10 bức hoành phi, 7 pho tượng thần, 9 bia đá, 2 quả chuông nhỏ và vô số bảo vật quý giá khác. Đặc biệt, chúng đều được người nghệ nhân chế tác vô cùng tỉ mỉ với những đường nét chạm khắc tinh tế.
Nếu yêu thích những không gian kiến trúc mang phong cách hoài cổ thì chắc chắn bạn nên mang theo máy ảnh để lưu giữ lại phong cảnh tuyệt đẹp ở ngôi chùa này. Nơi đây không chỉ gây ấn tượng với du khách bởi vẻ bề thế, uy nghiêm mà khung cảnh nhuốm màu thời gian cũng là một điểm nhấn vô cùng thu hút.
Chùa Bà Thiên Hậu là địa điểm “sống ảo” yêu thích của giới trẻ. @Tràng An
Mỗi góc của ngôi chùa lại mang một nét đẹp riêng nên bạn có thể thoải mái lựa chọn background cho tấm hình của mình. Đặc biệt các không gian như hàng rào xanh vững chãi, bảng sớ màu hồng, bức tường gạch cổ kính,... là điểm check-in được nhiều khách du lịch yêu thích nhất.
Góc chụp hình đẹp tại chùa. @Vinpearl
Khi đến nơi linh thiêng như chùa Bà Thiên Hậu, chắc chắn du khách luôn muốn cầu nguyện những điều tốt đẹp đến với bản thân và gia đình. Bạn có thể học thuộc các bài văn khấn hoặc ghi lại mong ước của mình lên và treo lên vòng nhang để cầu xin vía Bà.
Ngoài ra, giới trẻ còn truyền tai nhau rằng việc xin quẻ ở ngôi chùa này rất linh nghiệm. Vì vậy, nhân dịp đầu xuân năm mới, bạn có thể đến đây rút quẻ để biết được một phần nào đó các vấn đề sẽ gặp phải trong tương lai và thêm tin tưởng vào những điều tốt đẹp.
Nhiều du khách đến đây để cầu nguyện. @Go2Joy
Bạn có thể đến với ngôi chùa này vào bất cứ thời điểm nào trong năm vì mỗi mùa nơi đây lại mang một vẻ đẹp nhiên. Tuy nhiên, nếu muốn hòa mình vào không gian lễ hội náo nhiệt, hãy ghé thăm địa điểm này vào ngày 22 đến ngày 24 tháng 3 âm lịch. Bởi lẽ, đây là thời điểm lễ hội vía Bà Thiên Hậu được tổ chức, thu hút đông đảo du khách thập phương đến cúng bái. Có người đến đây để cầu lộc, cầu duyên, cầu tài, cũng có người đến đây để trải nghiệm không gian văn hóa tâm linh đặc sắc.
Không khí náo nhiệt tại lễ hội “vía Bà”. @Go2Joy
Trong ngày này, người ta sẽ đặt tượng Bà Thiên Mẫu trên một chiếc kiệu và rước xung quanh chùa. Bạn cũng có thể tham gia các hoạt động văn hóa thú vị khác như múa rồng, múa lân, múa sư tử và thưởng thức những tiết mục biểu diễn nghệ thuật dân tộc đặc sắc.
Tượng Bà Thiên Mẫu được đặt trên kiệu và rước xung quanh chùa. @aFamily
Địa chỉ: 118 Đường Triệu Quang Phục, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giờ mở cửa: 06:00–22:00 hàng ngày
Tam Sơn Hội Quán
Tam Sơn Hội Quán tọa lạc tại khu vực đường Triệu Quang Phục của Quận 5 - nơi có rất nhiều người Hoa hiện đang sinh sống. Không ai biết nơi này đã được xây dựng kể từ khi nào thế nhưng dựa trên những gì được viết trên bia đá tại đây thì có lẽ Tam Sơn Hội Quán đã xuất hiện từ đâu đó từ thời vua Gia Khánh (1796) và được trùng tu lần đầu tiên vào năm 1887. Trong đó, cái tên Tam Sơn ý chỉ ba ngọn núi, gồm Bình Sơn, Cửu Tiên Sơn và Việt Vương Sơn ở Phúc Châu -quê hương của những người Hoa di dân đến đây.
Hội quán là nơi thờ tự Kim Hoa Thánh mẫu, Thiên Hậu Thánh mẫu, Quan Âm, Ngọc Hoàng, Tam Thanh, Thần Tài Âm Phủ, Thái Tuế Long Vương, Quan Công.
Địa chỉ: 12 Đường Lão Tử, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Giờ mở cửa: 6:15 - 17:00
Chùa Quan Âm - Hội quán Ôn Lăng
Tọa lạc trên con đường Lão Tử, ngay gần đường Hồng Bàng nơi dẫn lối vào khu người Hoa ở TP. HCM, Hội quán Ôn Lăng (hay còn được biết đến là chùa Quan Âm) thường thu hút rất nhiều thiện nam tín nữ đến cúng bái. Đặc biệt là vào những dịp lễ lớn như ngày 26 tháng Giêng xin lộc Quan Âm Khai Khố và lễ hội Nguyên Tiêu.
Vào TK XVIII, hội quán được xây dựng và sau đó đã trở thành nơi hội họp, giao lưu của cộng đồng người Hoa quê ở phủ Tuyền Châu (tỉnh Phúc Kiến) vừa là nơi thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bồ Tát Quan Âm, Phước Đức chính thần (ông Bổn), Bà chúa Thai Sinh, Quan Vũ, Bao Công, một bên là Thành hoàng, Tương Đàn Lão gia.
Địa chỉ: 184 Hùng Vương, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giờ mở cửa: 07:00–17:00 hàng ngày
Hội quán Phước An
Tọa lạc trên con đường Hùng Vương thuộc địa bàn người Hoa sinh sống tại quận 5, Hội quán Phước An được xây dựng bởi những người Hoa Minh Hương có nguyên quán thuộc các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông và Chiết Giang đến sinh sống ở khu vực Chợ Lớn.
Sở hữu khuôn viên rộng gần 1.000 m², hội quán này được chia làm 3 khu vực chính mà du khách có thể tham quan gồm gồm chính điện ở phía Bắc, tiền điện phía Nam và trung điện ở giữa; thờ Quan Thánh đế quân, Phật Di Lặc, Bồ Tát Quan Âm, Năm Bà Ngũ Hành, Ông Bổn. Bắt đầu từ một ngôi miếu, hội quán này ngày nay đã trở thành cơ sở tín ngưỡng thờ thần lẫn Phật. Vào năm 2009, nơi đây được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Địa chỉ: 678 Đường Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giờ mở cửa: 07:00–18:00 hàng ngày
Hội Quán Nghĩa An với những chi tiết chạm trổ vô cùng tỉ mỉ và đẹp mắt.
Tọa lạc trên con đường Trần Hưng Đạo, Hội quán Nghĩa An (hay còn được biết đến là chùa Ông hoặc miếu Quan Đế) được thành lập bởi cộng đồng người Hoa từ Triều Châu di dân sang Việt Nam.
Nơi đây không chỉ sở hữu đường nét kiến trúc được chạm khắc tỉ mỉ, tinh tế mà còn mang nhiều giá trị về nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật chạm đá và chạm gỗ nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (theo báo Thanh niên). Tại đây chủ yếu thờ Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh mẫu và Tài Bạch tinh quân (Thần Tài). Hai ngày lễ lớn tại đây gồm có: ngày Vía Ông vào 24.6 và quan trọng nhất là Lễ Nguyên Tiêu (theo lịch âm).
Địa chỉ: 138 Đường Châu Văn Liêm, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giờ mở cửa: 10:00–22:00
Mức giá: 25.000 - 40.000 VND
Có thể nói, chè Hà Ký chính là một trong những quán chè người Hoa gắn liền với biết bao nhiêu thế hệ, nổi tiếng nhất nhì khu Chợ Lớn. Nơi đây bán các loại chè truyền thống của người Hoa như: chè mè đen, quy phục linh Quảng Châu, hột gà trà, bạch quả hột sen,... được phục vụ cùng một số món mặn như: bì cuốn chay, bánh tằm mặn, bánh ướt mặn,... với menu được ghi trong tiếng Việt lẫn tiếng Hoa (một điều mà bạn sẽ thường bắt gặp tại các quán ăn của người Hoa ở quận 5).
Địa chỉ: 21 Đường Nguyễn Án, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giờ mở cửa: 13:30–23:00
Mức giá: 90.000 - 110.000 VND
Phở Phiêu Ký
Phở Phiêu Ký là quán ăn người Hoa tiếp theo mà Traveloka muốn giới thiệu đến bạn. Đây là một trong số ít những quán phở chánh hiệu gốc hoa sở hữu menu đa dạng cùng cách thức chế biến món ăn cầu kỳ. Trong đó, không thể không nhắc đến nước dùng cay và sệt của quán, được làm từ đậu phộng xay nhuyễn, sả. Một tô phở bưng ra sẽ được dùng kèm tương đen do chính quán làm không chỉ thơm mà còn có vị ngon khó kiếm được ở những nơi khác.
Menu của quán cũng đa dạng không kém khi không chỉ phục vụ phở bò mà còn bán cả phở lá sách, tổ ong, lưỡi, mực, và thậm chí là nai. Các món phở sẽ được phục vụ theo hai dạng: một là ăn kèm nước dùng như bình thường, hai là ăn kiểu sa tế có vị cay và bùi nhờ có đậu phộng, vô cùng lạ miệng và không kém phần thơm ngon.
Địa chỉ: Nằm trên đường Hà Tôn Quyền
Giờ mở cửa: 11:00–23:30
Mức giá: 65.000 VND
Một phần mì cảo khô được bày bán tại nơi đây.
Nếu nhắc đến những món nước thì không thể không nhắc đến sủi cảo và ngay tại con đường Hà Tôn Quyền. Gần như từ đầu đường cho đến cuối đường đều chỉ tập trung bán mì sủi cảo của người Hoa thôi í nên mọi người mới thường hay gọi chung nơi đây là sủi cảo (hoặc mì cảo) Hà Tôn Quyền.
Một vài quán mì tại đây có thể kể đến như: Sủi cảo Thiên Thiên, Sủi cảo Ngọc Ý, Sủi Cảo Thuận Hảo, Sủi Cảo Đức Phát,... với menu phục vụ chủ yếu là mì cảo khô / nước / chiên dùng kèm nước hoa cúc, hồng trà, sâm lạnh, la hán quả,...
Nếu muốn khám phá hết vẻ đẹp của ngôi chùa này và tiện thể ghé thăm các điểm tham quan lân cận, bạn nên lưu trú tại các khách sạn gần đó ít nhất 1 ngày. Dưới đây là danh sách gợi ý của Traveloka mà bạn có thể tham khảo cho chuyến đi của mình!
Sao Mai Hotel Nguyen Trai
•
8/10
896 Nguyễn Trãi, Phường 14, phường 14, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
203.999 VND
153.000 VND
Sao Mai Hotel cung cấp các phòng nghỉ hiện đại, đầy đủ tiện nghi với phong cách thiết kế đơn giản. Với hệ thống phòng nghỉ đa dạng và vị trí đắc địa trên đường Nguyễn Trãi, đây là một trong những nơilưu trú gần chùa Bà Thiên Hậu mà bạn không thể bỏ qua. Ngoài ra, khách sạn chỉ cách công viên nước Đầm Sen hơn 2km và cách chợ Bến Thành hơn 5km nên bạn có thể dễ dàng di chuyển đến các điểm tham quan đó.
Sao Mai Hotel cung cấp các phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi. @HotelsCombined
Cùng nằm trên đường Nguyễn Trãi, The Common Room Hotel là một trong những khách sạn quận 5 sang trọng bậc nhất với thiết kế hiện đại và cách phối màu ấn tượng. Các phòng nghỉ riêng tư được trang bị đầy đủ tiện nghi và phòng tắm có bồn ngâm là điểm cộng lớn của khách sạn này. Ngoài ra, khi lưu trú tại đây, bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn đa dạng từ Âu đến Á.
The Common Room Hotel với thiết kế hiện đại và cách phối màu ấn tượng. @Hotelmix
Phòng Dorm tập thể tại The Common Room Hotel. @Hotelmix
The Common Room Project
•
8.3/10
Số 80/8, đường Nguyễn ...
Xem giá
Signature Boutique Hotel sở hữu phong cách trang trí ấn tượng cùng đồ nội thất cao cấp. Bởi vậy, các phòng nghỉ ở đây mang đến cảm giác sang trọng nhưng cũng không kém phần thoải mái. Đặc biệt, khách sạn có phục vụ bữa ăn sáng miễn phí tại khu vực nhà hàng và hỗ trợ cả dịch ăn uống tại phòng.
Signature Boutique Hotel mang đến cảm giác sang trọng. @Kayak
Phong cách thiết kế độc đáo của khách sạn
Signature Boutique Hotel
80/1 Nguyen Trai, Ward...
Xem giá
Selena Hotel tọa lạc tại vị trí đắc địa ở quận 5 nên bạn có thể dễ dàng di chuyển đến chùa Bà Thiên Hậu và các địa điểm du lịch ở Sài Gòn khác. Bạn sẽ chỉ mất 5 phút đi xe để đến Đại lộ Đông Tây, cửa ngõ ra vào thành phố và cũng chỉ cần 5 phút để đến trung tâm mua sắm An Đông Plaza hay chợ Bến Thành.
Phòng nghỉ rộng rãi, sạch đẹp tại Selena Hotel. @Hotelmix
Selena Hotel Saigon
•
8/10
60/3 đường Nguyễn Trãi, Phường 3, phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
764.999 VND
573.750 VND
Hotel Equatorial sở hữu phong cách kiến trúc đậm nét châu Âu và khuôn viên rộng lớn. Khi đến đây, bạn có thể thưởng thức món ăn tại 3 nhà hàng nổi tiếng, check-in tại các quán coffee và quầy bar đẳng cấp 5 sao. Đây cũng là khách sạn gần chùa Bà Thiên Hậu giá rẻ cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích như wifi miễn phí, quầy lễ tân 24h, nhận/trả phòng nhanh, dịch vụ taxi, trông giữ hành lý,...
Khách sạn Equatorial sở hữu phong cách kiến trúc đậm nét châu Âu. @Kayak
Hotel Equatorial Ho Chi Minh City
•
8.6/10
Số 60/3, đường Nguyễn Trãi, phường 3, quận 5
2.886.700 VND
2.716.559 VND
Nếu bạn đang tìm kiếm một khách sạn giá rẻ gần ngôi chùa này, thì Lam Kinh Hotel là một trong số những lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua. Với 2 hạng phòng nghỉ là Standard Room (Bathtub) và Superior Room (Twin), du khách có thể dễ dàng lựa chọn loại phòng phù hợp nhu cầu nghỉ dưỡng và yêu cầu về mức giá.
Phòng nghỉ tại Lam Kinh Hotel được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại. @VINASTAY
Lam Kinh Hotel
•
8.4/10
Dong Huong New Urban A...
Xem giá
Chùa Bà Thiên Hậu không chỉ được biết đến là ngôi chùa của người Hoa có lịch sử lâu đời mà còn trở thành điểm du lịch tâm lịch không thể bỏ qua ở ở Sài Thành. Nơi đây gây ấn tượng bởi phong cách kiến trúc cổ điển và nhiều bảo vật có giá trị khác. Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích với lịch trình tham quan của bạn và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Traveloka để biết thêm nhiều “mẹo” du lịch hay ho khác nhé!
Xem thêm: