Đến thăm Chùa Cầu Hội An - Biểu tượng in trên tờ tiền 20.000 VNĐ

Nguyễn Thụy Mộc Nhiên
13 Jul 2023 - 8 min read

Bạn đã bao giờ thắc mắc về cây cầu được in hình trên tờ tiền 20.000 VNĐ của Việt Nam là cầu gì chưa? Đó chính là Chùa Cầu Hội An, một địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách, đồng thời còn đóng góp vai trò quan trọng về tâm linh của người dân nơi đây. Hãy cùng Traveloka khám phá cây cầu tên chùa đặc biệt này qua bài viết dưới đây nhé!

chùa cầu hội an

Chùa Cầu Hội An. @Sưu tầm

Lịch sử Chùa Cầu Hội An

Không biết có bạn nào nghĩ Chùa Cầu là ngôi chùa không? Thật ra Chùa Cầu là cây cầu gỗ dài 18m bắt qua một con rạch nhỏ chảy vào sông Hoài đó nha. Cầu được các thương nhân Nhật Bản góp tiền xây dựng vào thế kỷ 17 với hy vọng sẽ mang lại bình an cả ba quốc gia Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam. Vì thế, cầu còn có tên là Cầu Nhật Bản. Một tên gọi khác ít được biết đến hơn là Lai Viễn Kiều do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt khi đến thăm Hội An vào năm 1719 với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.

Ngược thời gian về trước, Chùa Cầu không chỉ giúp người dân giao thông thuận tiện mà còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Hội An. Qua bao năm, Chùa Cầu đã trở thành biểu tượng của phố cổ và được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia. Cầu nổi tiếng đến mức đã được đưa lên tờ tiền polymer 20.000 đồng hiện hành của nước ta.

chùa cầu hội an

Chùa Cầu từ trên nhìn xuống. @Sưu tầm

Di chuyển đến Chùa Cầu Hội An bằng cách nào?

Du khách muốn du lịch Hội An có thể di chuyển đến Đà Nẵng trước, từ Đà Nẵng đến Hội An chỉ tốn khoảng 30km. Bạn có thể lựa chọn các phương tiện như:

Tàu hoả: Từ Hà Nội hay Sài Gòn, bạn có thể mua vé tàu hoà và di chuyển đến ga Đà Nẵng, thời gian trung bình sẽ từ 15-20 tiếng. Sau khi đã đến Đà Nẵng, bạn có thể bắt xe khách về Hội An.

Máy bay: Đây là phương tiện di chuyển nhanh nhất hiện nay, bạn có thể đặt vé máy bay đi Đà Nẵng tại Traveloka. Giá vé máy bay Hà Nội Đà Nẵng hiện chỉ khoảng 705.241 VNĐ/người, còn vé máy bay Sài Gòn Đà Nẵng đang khoảng 747.121 VNĐ/người.
Tàu hoả: Hiện nay bạn có thể bắt tàu hỏa từ TPHCM/ Hà Nội đến ga Đà Nẵng. Thời gian di chuyển sẽ khá lâu từ 15 - 20 tiếng, giá cả sẽ phụ thuộc vào loại ghế và hành trình.
Xe khách: Để tìm các tuyến xe khách Hà Nội Đà Nẵng bạn có tham khảo các nhà xe như Thanh Sơn, Vân Khôi, Phượng Hoàng,... Còn với tuyến xe khách TP.HCM Đà Nẵng sẽ là các nhà xe: Mai Linh Express, Phúc Thuận Thảo, Tuấn Nam,...

Sau khi đã đến Đà Nẵng, du khách có thể lựa chọn các phương tiện như taxi, xe máy, xe bus, xe khách, xe đưa đón sân bay Traveloka,... để di chuyển về Hội An nhé. Khi đến Hội An, bạn chỉ cần đến cửa ngõ dẫn vào trung tâm, nối giữa phố Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An là có thể thấy ngay chiếc cầu đặc biệt này. Có hai khung giờ để tham quan cầu:

Buổi sáng: 9h00 – 11h00
Buổi chiều: 15h00 – 22h00

Chùa Cầu Hội An thờ vị thần nào?

Chùa Cầu không thờ Phật mà thờ một vị thần của Đạo giáo - thần hộ mệnh Bắc Đế Trấn Vũ. Theo tín ngưỡng dân gian, vị thần này sẽ bảo hộ xứ sở, giúp người dân thoát khỏi tai ương, an toàn qua lũ lụt, mang đến cuộc sống may mắn và thịnh vượng. Vào các dịp rằm hay lễ Tết, người Hội An thường dâng lễ lên tượng thần Bắc Đế Trấn Vũ để cầu xin được phù hộ.

Ngoài ra, bên ngoài ở hai đầu, Chùa Cầu còn thờ đôi linh vật, cặp linh hầu và thiên đẩu có nhiệm vụ trấn yểm cầu.

chùa cầu hội an

Đền thờ bên trong chùa Cầu Hội An.@Sưu tầm

Kiến trúc Chùa Cầu Hội An có gì độc đáo?

Ai đã đến Hội An rồi đều không thể quên hình ảnh trầm mặc của Chùa Cầu in bóng xuống con rạch nhỏ chảy ra sông Thu Bồn. Có chiều dài 18m, nền móng bằng trụ đá, bên trên là nhà, bên dưới là cầu, Chùa Cầu nổi bật với thiết kế mang đậm phong cách Nhật Bản. Mái che với những đường nét uốn cong uyển chuyển ôm trọn cả cây cầu. cửa chính có tấm biển lớn chạm nối 3 chữ Hán “Lai Viễn Kiều”. Không gian đặc biệt của Chùa Cầu được tạo nên bởi lớp vách gỗ cùng bộ cửa song hạ bản ngăn cách cầu với chùa. Hai bức tượng thú đứng chầu bên ngoài cũng góp phần tạo ấn tượng mạnh mẽ, hút sự chú ý của du khách ngay từ những khoảnh khắc đầu tiên.

chùa cầu hội an

Chùa Cầu Hội An sở hữu kiến trúc đặc biệt.@Unsplash

Không chỉ là một địa điểm tham quan bình thường mà còn mang đậm dấu ấn tâm linh và bản sắc văn hóa, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau khi đến tham quan Chùa Cầu Hội An

Mua vé tham quan. Giá vé hiện tại là 80.000 VNĐ/ người Việt Nam và khách nước ngoài 150.000 VNĐ/ khách nước ngoài. Tuy nhiên, giá vé này chi phí tham quan cả 21 điểm ở phố cổ, không phải chỉ Chùa Cầu nha.
Chùa Cầu Hội An sẽ có các hoạt động trò chơi dân gian hoặc biểu diễn đường phố xuyên suốt từ 19h00 đến 20h30 hằng ngày.
Nếu được, bạn hãy tìm cho mình một hướng dẫn viên để được chia sẻ về các câu chuyện thú vị xoay quanh địa điểm đặc sắc này.
Nếu ngại đông đúc, bạn có thể tham quan lúc 9h sáng hoặc 14h - 15h.
Trong suốt quá trình tham quan, nên đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên, hành xử văn mình và không chen lấn nhé.

Ngoài Chùa Cầu thì chơi gì ở phố cổ Hội An?

Như đã nói ở ở trên, khi mua vé tham quan Chùa Cầu Hội An, bạn sẽ được tham quan 21 điểm nổi tiếng khác ở phố cổ. Có rất nhiều ngôi nhà cổ, đình chùa, miếu thờ… đậm màu thời gian đang chờ bạn khám phá. Đặc biệt, bạn nhớ ghé thăm nhà cổ Phùng Hưng, nhà cổ Tân ký - những ngôi nhà cổ cực kỳ nổi tiếng của Hội An nha.

Bên cạnh đó, không thể thiếu một hoạt động lãng mạn đặc trưng ở Hội An, đó chính là chèo thuyền và thả hoa đăng. Trên mặt sông yên bình, bạn sẽ ngồi trên chiếc thuyền nhỏ thả trôi lững lờ, đi dọc qua phố nhìn phố lên đèn, cảm nhận vẻ đẹp cổ kính thăng trầm rất đặc biệt của miền di sản. Và hãy thắp lên ngọn đèn hoa đăng cùng điều ước của mình, nhẹ nhàng thả xuống sông Hoài, biết đâu ước mơ của bạn sẽ thành hiện thực.

Còn chờ gì không nhanh lên kế hoạch đặt vé máy bay đi Đà Nẵng để lên kế hoạch bổ sung hình sống ảo ở Chùa Cầu Hội An nào?

Xem thêm:

vé máy bay đi đà nẵng
Khách sạn
Vé máy bay
Things to Do
Luôn biết thông tin mới nhất
Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để biết thêm các khuyến nghị về du lịch và phong cách sống cũng như các chương trình khuyến mãi thú vị.
Đăng ký