“Đã đến Hội An thì nhất định phải ghé chùa Cầu!” – câu nói quen thuộc của người dân địa phương đã trở thành lời mời gọi thân thương với du khách khi đến phố cổ. Chùa Cầu Hội An là biểu tượng hơn 400 năm tuổi nằm ở trung tâm phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Công trình kiến trúc độc đáo này không chỉ là chứng nhân cho một thời kỳ phát triển rực rỡ của Hội An mà còn là biểu tượng của sự hòa hợp và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc. Hãy cùng Traveloka khám phá địa điểm mang đậm dấu ấn thời gian này nhé!
Chùa Cầu Hội An nằm bên bờ sông Hoài thơ mộng. @shutterstock
Chùa Cầu Hội An nằm trong khu vực phố cổ Hội An tại tỉnh Quảng Nam, nơi đây còn có tên gọi là cầu Nhật Bản hoặc Lai Viễn Kiều. Chùa Cầu được xây dựng vào thế kỷ 17 bởi các thương nhân Nhật Bản, những người từng định cư và buôn bán tại Hội An khi nơi đây là một thương cảng quốc tế sầm uất.
Theo truyền thuyết về chùa Cầu kể rằng, cây cầu được xây dựng để trấn áp Namazu – một con thủy quái khổng lồ sống dưới lòng đất, mỗi khi Namazu quẫy đuôi sẽ gây ra động đất và lũ lụt. Vì thế, người ta xây dựng chùa Cầu với niềm hy vọng trấn yểm con quái vật, mang lại sự bình an và thịnh vượng cho Hội An. Hình tượng chú chó và khỉ ở hai đầu cầu thể hiện niềm tin này, đồng thời có thể liên quan đến những năm xây dựng cây cầu – năm Thân và năm Tuất theo lịch âm.
Chùa Cầu Hội An là địa điểm du lịch nổi tiếng.@shutterstock
Sau đó một thời gian thì chùa Cầu được xây thêm phần chùa nối vào phần lan can phía Bắc và nhô ra giữa cầu. Từ đó cái tên chùa Cầu Hội An ra đời! Đến năm 1719 chúa Nguyễn Phúc Chu đến Hội An và đặt tên cho cầu là Lai Viễn Kiều, mang ý nghĩa “Cầu đón khách phương xa”. Đến các năm 1817, 1865, 1915, 1986 thì chùa được trùng tu và thay thế các kiến trúc Nhật Bản bằng thiết kế đậm chất Việt Nam - Trung Quốc. Đến ngày 17/2/1990, chùa Cầu Hội An được công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá quốc gia.
Bạn có biết tại sao Chùa Cầu Hội An lại đặc biệt đến thế? Với lịch sử hơn 400 năm, chùa Cầu Hội An đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo vốn có. Chùa Cầu Hội An là một tuyệt tác kiến trúc giao thoa giữa ba nền văn hóa Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc. Dấu ấn của từng nền văn hóa được thể hiện rõ ràng qua các yếu tố kiến trúc và trang trí, tạo nên một công trình độc đáo không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn về giá trị lịch sử.
Chùa Cầuchính là biểu tượng cho sự sầm uất náo nhiệt của vùng đất Hội An năm xưa. Vậy khi ghé qua chùa Cầu Hội An, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những điều hấp dẫn nào?
Chùa Cầu cầu dài 18m được làm hoàn toàn bằng gỗ, phản ánh nét mộc mạc nhưng tinh tế – điều thường thấy trong kiến trúc Nhật. Phần mái che không chỉ có chức năng bảo vệ cầu khỏi nắng mưa mà còn tạo nên vẻ đẹp cổ kính, hòa hợp với cảnh quan phố cổ Hội An. Bên cạnh đó, cách bài trí và tỷ lệ hài hòa của công trình cũng là minh chứng cho tư duy thiết kế tinh tế của người Nhật.
Chùa Cầu vẫn còn mang đậm phong cách Nhật Bản.@shutterstock
Bước vào bên trong Chùa Cầu, dấu ấn Trung Quốc hiện lên rõ ràng qua các chi tiết trang trí mang phong cách Trung Hoa truyền thống. Những cột gỗ sơn son thếp vàng được chạm khắc cầu kỳ với các biểu tượng phong thủy như long, lân, quy, phụng, tượng trưng cho sự phồn vinh, an lành và vĩnh cửu.
Ngoài ra, các câu đối chữ Hán được khắc bằng nét thư pháp tinh xảo trên lan can và cột gỗ không chỉ mang ý nghĩa thẩm mỹ mà còn truyền tải những thông điệp sâu sắc về hòa bình và tín ngưỡng. Đây là dấu ấn rõ nét của cộng đồng thương nhân Trung Quốc từng góp phần xây dựng và gìn giữ Hội An như một trung tâm thương mại thịnh vượng.
Mặc dù khởi đầu là công trình của người Nhật, qua các lần trùng tu và cải tạo, Chùa Cầu đã được bổ sung nhiều yếu tố kiến trúc mang đặc trưng văn hóa Việt Nam. Phần mái cong mềm mại, gợi nhớ đến hình ảnh mái đình làng Việt, mang đến sự gần gũi và hài hòa với văn hóa bản địa.
Mái ngói của chùa Cầu Hội An được thiết kế mang đặc trưng của đình làng Việt Nam. @shutterstock
Chùa Cầu Hội An còn là hình ảnh gắn liền với đời sống của người dân địa phương, đây chính là nơi sinh hoạt về tín ngưỡng trấn yểm thuỷ quái/thuỷ tại từ xưa cho đến nay. Một điều đặc biệt nữa là chùa Cầu không thờ các vị Phật bên trong, mà thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần của niềm hạnh phúc, chính điều này đã góp phần thu hút du khách đến đây mỗi năm.
Chùa Cầu là nơi thờ Bắc Đế Trấn Võ - Vị thần trong văn hoá Trung Hoa.@shutterstock
Không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo, Chùa Cầu Hội An còn được vinh danh trên tờ tiền 20.000 VNĐ của Việt Nam. Với hình ảnh trên tờ tiền, chùa Cầu đã vượt ra khỏi giới hạn địa phương, trở thành biểu tượng văn hóa đặc sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam và cả những ai yêu mến vùng đất Hội An.
Chùa Cầu Hội An được chọn in trên tờ 20.000 VND. @shutterstock
Chùa Cầu Hội An không chỉ là một cây cầu nối liền đôi bờ mà còn là cầu nối giữa các nền văn hóa, tôn giáo và nghệ thuật của ba quốc gia Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc. Vẻ đẹp tinh tế và giá trị lịch sử của công trình đã giúp nơi đây trở thành biểu tượng không thể thay thế của Hội An – một Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận.
Vậy chùa Cầu nằm ở đâu? Chùa Cầu Hội An hiện nằm bắc qua một con lạch nhỏ của sông Hoài, tiếp giáp giữa khu vực đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Nếu bạn là du khách ở xa và đang thắc mắc cách chuyển đến chùa Cầu Hội An bằng cách nào thì có thể tham khảo các cách sau đây:
Tàu hoả là một trong những cách phổ biến đến Hội An.@shutterstock
Sat, 17 May 2025
Vietravel Airlines
TP HCM (SGN) đi Đà Nẵng (DAD)
Bắt đầu từ 1.032.414 VND
Wed, 21 May 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Đà Nẵng (DAD)
Bắt đầu từ 1.118.681 VND
Tue, 13 May 2025
Bamboo Airways
TP HCM (SGN) đi Đà Nẵng (DAD)
Bắt đầu từ 1.166.935 VND
Mon, 19 May 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Chu Lai (VCL)
Bắt đầu từ 1.062.338 VND
Sun, 18 May 2025
Vietnam Airlines
TP HCM (SGN) đi Chu Lai (VCL)
Bắt đầu từ 1.220.778 VND
Khi đã đến sân bay Đà Nẵng hoặc Chu Lai, bạn có thể tiếp tục lựa chọn các phương tiện sau để di chuyển đến Hội An:
Sau khi đã đến Hội An thì quá đơn giản rồi! Bạn chỉ cần di chuyển đến trung tâm phố cổ, sau đó gửi xe và đi bộ đến chùa Cầu là được nhé!
Một số kinh nghiệm hữu ích khi tham quan chùa Cầu Hội An:
Tháng 2 đến tháng 8 là thời điểm du lịch Hội An lý tưởng.@shutterstock
Một số danh mục khách sạn ở Hội An bạn có thể quan tâm
Nhà cổ Đức An mang đậm nét cổ xưa là một địa điểm thú vị, bạn có thể kết hợp tham quan sau khi đã ghé chùa Cầu Hội An. @shutterstock
Hội An thật là biết cách chiều chuộng du khách với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và chùa Cầu Hội An chính là một trong những điểm nhấn không thể bỏ qua. Tiếp tục theo dõi Traveloka để đặt trước vé máy bay, phòng khách sạn, du thuyền cho chuyến du lịch Hội An của bạn. Đừng quên, bạn còn có cơ hội nhận mã giảm giá hấp dẫn khi đặt tour du lịch tham quan phố cổ, trải nghiệm du thuyền trên sông Hoài, và nhiều hoạt động thú vị khác. Truy cập ngay để khám phá thêm các ưu đãi đặc biệt dành riêng cho hành trình của bạn!
Xem thêm: