0

Nguyễn Thụy Mộc Nhiên

27 Mar 2024 - 9 min read

Tìm về bình yên ở chùa Huệ Nghiêm - Ngôi chùa lâu đời của Sài Gòn

Là ngôi cổ tự nằm ngay ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi thanh tịnh và tâm linh, nơi hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tìm đến mỗi dịp ghé thăm Sài Gòn. Không đâu xa đó chính là chùa Huệ Nghiêm - ngôi chùa có lịch sử lâu đời của Sài Gòn. Trong bài viết ngay dưới đây, hãy cùng Traveloka tìm đến và khám phá ngôi chùa cổ kính và trang nghiêm này nhé!

Chùa Huệ Nghiêm ở đâu?

Chùa Huệ Nghiêm tọa lạc tại số 220/110/1 đường Đỗ Năng Tế, khu phố 2, phường An Lạc A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Thường chùa sẽ mở cửa vào khung giờ từ 6 giờ sáng cho đến 19 giờ tối mỗi ngày. Chùa còn được biết đến với tên gọi Phật học viện Huệ Nghiêm, là nơi đào tạo các Tăng tài về giới luật của miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Và chùa là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất của Việt Nam.

chùa Huệ Nghiêm

Chùa Huệ Nghiêm trang nghiêm lộng lẫy. @Wikipedia

Chùa Huệ Nghiêm là ngôi chùa theo hệ phái Bắc Tông, nơi đây đang sở hữu nhiều kỷ lục nhất tại Sài Gòn. Trong số đó phải nhắc đến kỷ lục về bức tượng Đức Phật A Di Đà được làm bằng gỗ hương cao nhất; Bộ cửa bằng gỗ lim được khắc nổi Bát bộ kim cương và Thập nhị địa chi thần lớn nhất.

Đến tham quan chùa Huệ Nghiêm bằng cách nào?

Nếu bạn đang sinh sống ở khu vực miền Bắc và Trung bộ thì bạn sẽ cần phải đến được Sài Gòn mới có thể ghé thăm chùa Huệ Nghiêm. Để có thể di chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất, bạn hãy cân nhắc đến việc đặt vé máy bay đi Sài Gòn với rất nhiều sự lựa chọn khác nhau như vé máy bay Hà Nội Sài Gòn (khoảng 1.557.305 VND), vé máy bay Hải Phòng Sài Gòn (khoảng 924.623 VND), vé máy bay Huế Sài Gòn (khoảng 677.600 VND), vé máy bay Nha Trang Sài Gòn (khoảng 591.200 VND)...

Còn nếu bạn đang ở khu vực miền Nam lân cận với TP. HCM bạn có thể cân nhắc sử dụng xe máy/ ô tô cá nhân, xe khách hoặc cũng có thể sử dụng máy bay làm phương tiện di chuyển. Sau khi đã đến được trung tâm Thành phố, bạn có thể sử dụng ứng dụng Google Maps và di chuyển theo hướng dẫn. Hoặc bạn có thể sử dụng tuyến xe số 1, 10 để di chuyển, bạn cũng lưu ý là xe dừng ở cách cổng chùa Huệ Nghiêm tầm 50 - 100m.

Chùa Huệ Nghiêm có gì hấp dẫn du khách đến vậy?

Đôi nét về lịch sử hình thành

Chùa Huệ Nghiêm được xây dựng vào ngày 11/11/1962 và được hòa thượng Thích Thiện Hòa khai sáng. Chùa được xây dựng từ bàn tay của kiến trúc sư Võ Đình Diệp, với những đường nét sắc sảo và đây tinh tế. Hòa thượng Thích Thiện Hòa - người khai sáng cho chùa được biết đến là một danh tăng lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam vì sự am hiểu về Phật giáo của ông trong suốt thời gian tu tập và tu hành của mình.

chùa Huệ Nghiêm

Chùa Huệ Nghiêm là ngôi chùa có tuổi đời lâu tại Thành phố. @Sưu tầm

Từ khi được xây dựng đến nay, Chùa Huệ Nghiêm đã trải qua rất nhiều lần đổi tên và trung tu sửa chữa khác nhau. Trong số những lần đổi tên thì từ khi phải nhắc đến sau khi thành lập, trong những năm 1963 đến 1985, cổ tự đã đổi liên tiếp tên từ Trường Trung đẳng Phật học chuyên khoa đến Phật học viện Huệ Nghiêm rồi sang Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm và cuối cùng mới là tên gọi là Huệ Nghiêm như hiện tại.

Cổng tam quan chùa

Một trong những điểm nổi bật nhất của chùa đó chính là cổng tam quan. Đứng từ bên ngoài nhìn vào Chùa Huệ Nghiêm, cổng tam quan sẽ gây ấn tượng cho tất cả du khách khi được thiết kế mang đậm kiến trúc văn hóa phương Đông. Với mái cổng được làm bằng ngói màu nâu trầm làm chủ đạo tạo cảm giác cổ kính lại uy nghiêm, hơn hết toàn bộ cổng tam quan của chùa còn được là từ gỗ chắc chắn. Nếu nhìn kỹ thì bạn sẽ thấy được những dòng chữ Nho được khắc dọc trên cổng tam quan. Như vậy bạn có thể thấy được sự tỉ mỉ, tinh tế của người xây dựng nên ngôi chùa.

chùa Huệ Nghiêm

Không gian sau khi bước qua cổng tam quan của chùa. @Sưu tầm

Khu vực chánh điện và Tịnh nghiệp đường

Với diện tích xây dựng gần 600m2, khu vực chánh điện của chùa Huệ Nghiêm bao gồm hai tầng dùng để thờ cúng nhiều vị Phật khác nhau. Tầng trệt là nơi đặt các tượng Phật cao gần 5m được làm bằng gỗ quý và có trọng lượng lên đến 9 tấn. Nhìn một vòng xung quanh chánh điện, bạn sẽ thấy các tượng của Phật Địa Tạng và Bồ Tát Quan Âm xung quanh được thờ cúng. Ngoài ra ngay tại cửa còn được tinh tế chạm khắc hình 12 con giáp bà bát bộ kim cang mang giá trị nghệ thuật cao.

chùa Huệ Nghiêm

Tượng Quan Âm nổi bật. @MiA

Theo Phật giáo, trước khi lên hàng thập sư già nạn, giới tử sẽ phải thành tâm sám hối trước tịnh nghiệp đường. Mỗi ngày, các chư tăng, Phật tử và chúng sanh đều sẽ đến để sám hối về mọi tội lỗi mà mình đã gây ra, do đó nơi đây cũng thường được gọi là Sám Hối đường. Ngoài dùng để sám hối tội lỗi, nơi này còn là nơi để các chư tăng niệm Phật, thiền tịnh… Khi đến Tịnh nghiệp đường, bạn sẽ thấy Cửu thể Di Đà với 8 pho tượng cao tới 3,6m được đặt bên trong. Mỗi pho tượng là tượng trưng cho các phẩm của người tu hành và được vãng sanh về miền cực lạc. Nổi bật nhất trong Tịnh nghiệp đường là pho tượng Phật A Di Đà với chiều cao đến 8m, trọng lượng lên tới 16 tấn, được chế tác hoàn toàn bằng gỗ với tuổi thọ hàng nghìn năm. Đây cũng chính là pho tượng Phật A Di Đà cao nhất được ghi danh vào sách Kỷ lục Guinness Việt Nam.

chùa Huệ Nghiêm

Tượng Phật lớn ở Tịnh nghiệp đường. @Wikipedia

Trai đường và Thư viện

Khu vực tiếp theo của chùa Huệ Nghiêm là trai đường, đến đây bạn sẽ thấy bên trong thờ tượng Phật của ngài giám Trai sứ giả. Nơi đây mỗi ngày vào lúc 6 giờ sáng sẽ làm nơi tiêu thực đại chúng do đó Trai đường có khá nhiều bộ bàn ghế bằng gỗ quý cao cấp, dùng để đón tiếp Phật tử tìm đến.

chùa Huệ Nghiêm

Trai đường là nơi dùng để đón tiếp các Phật tử tìm đến. @MiA

Nơi cuối cùng mà bạn có thể đến thăm viếng nhưng không kém phần thú vị chính là Thư viện của Chùa Huệ Nghiêm. Với diện tích xây dựng khá rộng rãi, thoáng mát và đây cũng chính là nơi lưu giữ số lượng lớn sách kinh khai sáng của nhà chùa. Kinh sách của Thư viện sẽ được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tạo nên một kho tàng kiến thức Phật giáo đầy hấp dẫn cho du khách mỗi khi tìm đến.

chùa Huệ Nghiêm

Tìm đến nơi thanh tịnh ở cửa Phật. @Sưu tầm

Một số lưu ý khi đến với chùa Huệ Nghiêm

Trang phục gọn gàng, lịch sự phù hợp với không gian của Phật giáo.
Khi đến chùa Huệ Nghiêm tuyệt đối không nên đùa giỡn, làm ồn gây ảnh hưởng đến các Tăng ni, Phật tử khác.
Tuyệt đối không được nói tục, chửi thề trong không gian chùa.
Nếu bạn muốn tỏ lòng thành nơi cửa Phật, bạn có thể bỏ tiền vào hòm công đức được chùa bố trí.
Không ăn uống tại khu vực Tam Bảo, bàn thờ Phật hoặc những nơi trang nghiêm khác trong chùa.

Trên đây là những điểm nổi bật và độc đáo nhất của chùa Huệ Nghiêm, hy vọng trong chuyến du lịch đến Sài Gòn sắp đến bạn đã có thêm một điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua dành cho mình. Hãy nhanh chóng truy cập Traveloka ngày để đặt vé máy bay, phòng khách sạn, vé vui chơi giải trí phù hợp cho chuyến đi của mình nhé!

Xem thêm:

Khách sạn
Vé máy bay
Things to Do
Luôn biết thông tin mới nhất
Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để biết thêm các khuyến nghị về du lịch và phong cách sống cũng như các chương trình khuyến mãi thú vị.
Đăng ký