Thành phố Huế được biết đến với vẻ đẹp trầm lắng, bình yên của cảnh quan và nét dịu dàng, đôn hậu của người dân địa phương. Không những vậy, đây còn là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử và nhiều di sản văn hóa, lễ hội độc đáo. Đến Huế, du khách thường dạo quanh các con phố để ngắm nhìn người con gái xứ Huế thướt tha trong tà áo dài trắng, hoặc khám phá các món ẩm thực hoàng gia. Đặc biệt, khi đặt chân đến địa danh này, bạn nhất định phải ghé thăm những lăng tẩm được xây dựng từ triều đại nhà Nguyễn.
Đại Nội Huế chính là một trong số đó, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Nếu bạn dự định ghé thăm nơi này trong chuyến du lịch của mình, hãy cùng Traveloka tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!
Nét đẹp cổ kính của Đại Nội Kinh Thành Huế khiến bao du khách say đắm “quên lối về”. @disantrangan
Địa danh này là một trong những di tích lịch sử thuộc quần thể di tích cố đô Huế, được xây dựng và bảo tồn từ thời đại nhà Nguyễn. Di tích nằm ngay bên bờ sông Hương thơ mộng, thuộc đường 23/8, phường Thuận Hòa, thành phố Huế. Được xây dựng từ đầu thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20, nơi đây lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của triều đình phong kiến. Đến năm 1993, nơi đây được UNESCO công nhận là di sản Văn Hóa Thế Giới.
Địa danh này đón rất nhiều du khách đến tham quan hàng năm. @HRV
Quá trình xây dựng công trình kéo dài tới 30 năm với những công việc như lấp sông, đào hố, lắp thành,… Để làm nên công trình đồ sộ này, triều Nguyễn phải huy động hàng vạn người nhân công cùng, cùng khối lượng đất đá khổng lồ lên đến hàng triệu mét khối.
Ngày nay, khi đến thăm quan di tích Đại Nội Huế, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nguy nga của cung điện, nét cổ kính, bề thế của đền đài và miếu thờ. Cụm di tích bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc). Ngoài ra, mỗi khu vực còn có nhiều công trình nổi tiếng khác như Điện Thái Hòa, Cổng Ngọ Môn, Điện Cần Chánh,…
Vẻ đẹp cổ kính và bề thế của đại nội. @disantrangan
Du khách có thể dễ dàng di chuyển đến địa điểm này vì nó nằm ở ngay trung tâm thành phố Huế. Tuy nhiên, để chuyến du lịch Đại Nội Huế được thuận lợi nhất, bạn có thể tham khảo các thông tin hữu ích được Traveloka chia sẻ dưới đây!
Hiện nay có rất nhiều hãng hàng không nội địa khai thác chuyến bay từ 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến sân bay Phú Bài - Huế. Để tiết kiệm thời gian di chuyển, du khách nên mua một tấm vé máy bay đi Huế và tận hưởng những phút giây thư giãn trong suốt chuyến đi.
Cụ thể, nếu xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất, bạn chỉ mất 30 phút để đến sân bay Phú Bài, với mức giá 400.000 VND cho một vé máy bay Huế Sài Gòn. Nếu chọn mua vé máy bay Huế Hà Nội, thời gian di chuyển cũng chỉ khoảng 1 giờ và giá vé từ 730.000 VND/ chiều.
Khách du lịch đến thăm quan Đại Nội. @Báo Người Lao Động
Sau khi đến sân bay Phú Bài, bạn có thể lựa chọn 2 cách để di chuyển vào thành phố Huế là xe trung chuyển sân bay (giá vé 40.000 – 50.000 VND/ khách/ lượt) hoặc taxi cá nhân (giá khoảng 250.000 VND/ chuyến). Tuy nhiên, nếu mua vé trực tiếp ở sân bay, bạn sẽ mất khoảng thời gian chờ đợi và không chủ động về thời gian di chuyển. Vì vậy, bạn có thể đặt trước dịch vụ đưa đón sân bay của Traveloka để hành trình được thuận lợi nhất. Hơn nữa, giá vé cuối cùng đã bao gồm chi phí cầu đường và đỗ xe, nên bạn không cần lo lắng phải trả thêm phụ phí khác.
Ngoài ra, nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể đi tàu từ các tỉnh thành khác đến Huế. Giá vé giao động khoảng 400.000 - 900.000 VND/ vé cho ghế ngồi và có thể cao hơn nếu bạn chọn chọn tàu SE3, SE1 có khoang giường nằm và điều hòa. Bạn cũng có thể đi xa khách đường dài từ Hà Nội, Sài Gòn hoặc Đà Nẵng, nhưng thời gian di chuyển sẽ lâu hơn nhiều.
Địa điểm này nằm ngay gần trung tâm thành phố Huế, nên đường đi rất dễ dàng và thuận tiện. Nếu muốn vừa di chuyển vừa ngắm nhìn khung cảnh nên thơ của xứ Huế, bạn nên lựa chọn thuê xe đạp hoặc xe xích lô. Tuy nhiên, nếu gia đình có con nhỏ thì taxi là phương tiện phù hợp nhất cho bạn. Nhiều bạn trẻ lại lựa chọn thuê xe máy cá nhân vì giá thành hợp lý và có thể kết hợp tham quan các địa danh khác trong thành phố.
Toàn cảnh Đại Nội từ trên cao. @SKP
Từ trung tâm thành phố, bạn đi dọc theo bờ nam sông Hương để đến khu vực cầu Phú Xuân hoặc là cầu Trường Tiền. Sau đó, đi qua Bạch Hổ rồi hướng theo đường Quảng Đức để tới Đại Nội Huế.
Để chuyến tham quan được trọn vẹn nhất, bạn nên lựa chọn thời điểm thích hợp để ghé thăm nơi này. Theo đó, bạn nên lựa chọn một trong hai khoảng thời gian sau:
Bạn nên ghé thăm Đại Nội vào mùa lễ hội để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất. @Báo điện tử Chính phủ
Cổng Ngọ Môn, còn gọi là cửa Ngọ Môn, là công trình đồ sộ với các đường nét hoa văn chạm khắc tinh xảo. Đây không chỉ đơn giản là cổng ra Đại Nội, mà còn được thiết kế với nhiều lớp bảo vệ và hệ thống hào nước xung quanh. Trải qua bao sự kiện lịch sử trong gần 2 thế kỷ, nơi đây đã trở thành một kiệt tác kiến trúc cổ, được ghi vào sổ sách của dân tộc ta.
Cổng Ngọ Môn là công trình đồ sộ với các đường nét hoa văn chạm khắc tinh xảo. @MIA
Cổng Ngọ Môn nằm ở khu vực Hoàng Thành Huế, nhìn về phía Nam kinh thành và phóng tầm mắt ra xa là dòng sông Hương thơ mộng. Cổng gồm 5 cửa, trong đó cửa chính ở giữa chỉ dành cho vua và 2 cổng bên cạnh dành cho quan văn và quan võ. Còn lại, 2 cổng ngoài cùng là dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu vua. Phía trên cổng là Lầu Ngũ Phụng làm từ gỗ lim chắc chắn và được chia làm 2 tầng. Du khách khi đến đây sẽ ngỡ ngàng trước 9 bộ mái được chế tác tinh xảo, trong đó, mái giữa được lợp màu vàng và 8 ngói còn lại là màu xanh. Vào thời Nguyễn, Lầu Ngũ Phụng là nơi tổ chức các lễ lớn của hoàng tộc.
Phía trên cổng là Lầu Ngũ Phụng làm từ gỗ lim chắc chắn. @Wikimedia Commons
Điện Thái Hòa cũng nằm trong khu vực Hoàng Thành và biểu tượng cho quyền lực của Hoàng triều nhà Nguyễn. Đây là công trình quan trọng bậc nhất trong quần thể di tích Đại Nội Huế, nơi diễn ra các buổi thiết triều quan trọng của triều đình nhà Nguyễn.
Không chỉ vậy, phong cách kiến trúc đầy tính nghệ thuật của điện cũng khiến nó trở nên vô cùng đặc biệt trong lòng du khách. Chất liệu chính được sử dụng là gỗ lim với phần mái và cột được điêu khắc tỉ mỉ. Ở chính giữa điện là ngai vàng của vua, được đặt vô cùng trang nghiêm và toát lên vẻ bề thế của người đứng đầu đất nước.
Điện Thái Hòa biểu tượng cho quyền lực của Hoàng triều nhà Nguyễn. @Wiki Travel
Đại Cung Môn là cửa chính vào Tử Cấm thành, gồm 3 cửa và 5 gian, được vua Minh Mạng xây dựng vào năm 1833. Đại Cung Môn được làm hoàn toàn bằng gỗ, với phần ngói hoàng lưu ly lợp ở phía trên. Tuy nhiên, công trình đã bị phá hủy trong chiến tranh và đang được nghiên cứu để phục dựng lại.
Hình ảnh Đại Cung Môn trong Đại Nội Huế trước khi bị phá hủy bởi chiến tranh. @Flickr
Tả Vu và Hữu Vu được xây dựng từ đầu thế kỉ 19 và nằm đối diện điện Cần Chánh. Tòa Hữu Vũ được xây dựng cho các quan võ trong triều và tòa Hữu Vu là nơi dành cho các quan văn. Đây là nơi chuẩn bị các nghi thức quan trọng trước buổi thiết triều, cũng là địa điểm tổ chức các cuộc thi Đình hay yến tiệc của hoàng gia. Hiện nay, Tả Vu được dùng để trưng bày hiện vật lịch sử, còn Hữu Vu trở thành nơi khách du lịch đến tham quan và chụp hình.
Tả Vu và Hữu Vu được xây dựng từ đầu thế kỉ 19. @Wikipedia
Nếu bạn thắc mắc Đại Nội Huế có gì đẹp, thì nhất định phải ghé thăm Điện Cần Chánh này để cảm nhận phong cách kiến trúc đặc biệt của khu di tích. Cung điện này là nơi vua thiết triều, nằm thẳng với Điện Thái Hòa về hướng Bắc Nam. Cung điện này có kết cấu gỗ đồ sộ và phong cách kiến trúc đẹp nhất trong Tử Cấm Thành. Đặc biệt, các cột gỗ lim và phần khung phía trên đều được chạm khắc vô cùng tinh xảo, công phu.
Điện Cần Chánh có kết cấu gỗ đồ sộ. @reviewvilla
Thái Bình Lâu cũng nằm ở khu Tử Cấm Thành, là nơi đây vua thường đọc sách, viết văn hay ngâm thơ lúc rảnh rỗi. Khu vực này được vua Khải Định cho khởi công xây dựng vào năm 1919 và hoàn thành vào năm 1921. Công trình bao gồm tiền sảnh, chính doanh và hậu doanh, được nối liền với nhau bằng hai máng thoát nước. Phía trước tòa nhà có khắc 3 chữ “Thái Bình lâu” và hai bên có khắc hai bài văn do vua Khải Định ngự chế.
Phần kiến trúc đặc biệt nhất của tòa nhà là chính doanh, ngôi nhà 2 tầng cao 9.55m. Phần mái được lợp bằng ngói âm dương tráng men vàng, tượng trưng cho Ngũ Phúc và hai bên nóc có đắp nổi hình hồi long đầy uy lực.
Hai bên nóc có đắp nổi hình hồi long đầy uy lực. @Wikipedia
Nếu bạn thắc mắc Đại Nội Huế có gì chơi thì hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây. Với những trải nghiệm này, chắc chắn chuyến du lịch của bạn sẽ trở nên vô cùng đáng nhớ!
Nếu có dịp đến Đại Nội, bạn có thể dạo quanh kinh thành bằng xích lô để có thể khám phá hết các công trình kiến trúc đồ sộ bên trong khuôn viên rộng lớn này. Giá thuê xích lô giá dao động từ 30.000 - 50.000 VND/ lượt. Hình thức thăm quan này sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian mà vẫn có thể ngắm nhìn hết mọi ngóc ngách trong Đại Nội.
Dạo quanh kinh thành bằng xích lô là một trải nghiệm vô cùng thú vị. @Báo Công Thương
Khung cảnh về đêm ở Đại Nội vô cùng rực rỡ với những ánh đèn lộng lẫy. Khi màn đêm buông xuống, nơi này lại mang một vẻ đẹp vô cùng thơ mộng, xen lẫn nét cổ kính của cố đô. Bạn có thể đi xung quanh Đại Nội hóng gió hoặc chụp những bức ảnh kỉ niệm.
Vẻ đẹp lung linh của Đại Nội về đêm. @Báo Đầu Tư
Đại Nội là nơi lưu giữ những vẻ đẹp văn hóa truyền thống của triều đại phong kiến. Đặc biệt, các lễ hội cung đình từ thời nhà Nguyễn vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Nếu bạn có cơ hội đến đây vào dịp tổ chức Festival Huế, du khách sẽ được tham gia nhiều hoạt động văn hóa thú vị và hòa mình vào không khí lễ hội sôi động. Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức trà tại sân thượng uyển trong cung Diên Thọ để cảm nhận rõ nét hơn về văn hóa cung đình Huế.
Hoạt động văn hóa thú vị ở Đại Nội Kinh Thành Huế. @tapchikientruc
Đại Nội Huế là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc. Khi đến đây, bạn không chỉ ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp của các công trình kiến trúc mà còn được tham gia nhiều trải nghiệm văn hóa thú vị. Nếu bạn có dự định ghé thăm địa điểm này trong thời gian tới, hãy nhanh tay lưu lại những thông tin hữu ích được Traveloka gợi ý trên đây. Đừng quên đặt vé máy bay sớm và phòng khách sạn ở Huế để tận hưởng muôn vàn ưu đãi từ chương trình khuyến mãi của Traveloka bạn nhé!
Di chuyển đến Huế bằng máy bay rất thuận tiện, với nhiều chuyến bay thẳng từ các hãng hàng không như Vietnam Airlines, VietJet Air. Giá vé máy bay đi Huế chỉ từ 900.000 VND tùy thuộc vào thời điểm và hạng vé. Bạn nên đặt vé sớm và theo dõi các chương trình khuyến mãi để có giá tốt nhất.
Wed, 25 Dec 2024
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Huế (HUI)
Bắt đầu từ 932.546 VND
Tue, 24 Dec 2024
Vietnam Airlines
TP HCM (SGN) đi Huế (HUI)
Bắt đầu từ 1.037.784 VND
Sun, 12 Jan 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Huế (HUI)
Bắt đầu từ 2.868.665 VND
Bên cạnh thưởng thức tinh hoa ẩm thực của Huế, bạn có thể kết hợp trải nghiệm các hoạt động du lịch Huế thú vị dưới đây.
Huế, thành phố cổ kính nằm bên bờ sông Hương, là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam. Nổi tiếng với di sản văn hóa phong phú, những cung điện, đền đài và lăng tẩm hoành tráng, Huế thu hút du khách bởi vẻ đẹp lịch sử và văn hóa độc đáo. Để giúp bạn có một kỳ nghỉ tuyệt vời, Traveloka giới thiệu một số khách sạn tốt nhất ở Huế, nơi bạn có thể tận hưởng không gian sang trọng và dịch vụ hoàn hảo.
Xem thêm: