Đàn Nam Giao Huế - nơi lưu giữ giá trị lịch sử của triều Nguyễn

Thao Nguyen
19 Nov 2023 - 11 min read

Huế làm say lòng biết bao du khách bởi vẻ đẹp cổ kính và yên bình. Nổi bật với những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử. Vùng đất cố đô là nơi để mỗi chúng ta lắng nghe câu chuyện từ thuở ông cha, khám phá hình ảnh độc đáo, chiêm nghiệm, học hỏi những giá trị văn hóa lưu truyền bao đời. Trong đó, Đàn Nam Giao là công trình vẫn còn lưu giữ những giá trị văn giá đặc sắc từ thời chúa Nguyễn.

Hãy thử một lần đến với vùng đất Cố đô, bạn sẽ biết được đất nước mình thật đẹp và hào hùng biết bao. Để hành trình này được trọn vẹn hơn, Traveloka sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích về khu di tích lịch sử này nhé!

Đàn Nam Giao tại Huế

Đàn Nam Giao - di tích lịch sử của cố đô Huế. @wikimedia.org

1. Đàn Nam Giao Huế - Di tích lịch sử đặc sắc triều Nguyễn

Đàn Nam Giao nằm tại làng Dương Xuân, Phường Trường An, TP. Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Là một trong những di tích lịch sử độc đáo tại Huế. Nơi đây thu hút lượng lớn khách du lịch đến thăm hàng năm. Được khởi công xây dựng từ năm 1806 dưới thời vua Gia Long, hơn 200 năm tồn tại, nơi đây vẫn giữ được trọn vẹn vẻ đẹp cổ kính cũng như giá trị lịch sử độc đáo của dân tộc.

“Đàn” trong đàn Nam Giao ban đầu thường bị các du khách lầm tưởng là loại nhạc cụ. Nhưng thực chất nó có nghĩa “tế đàn”. Hiểu rộng hơn thì đây là nơi để cầu nguyện trời đất, là chốn để các vị vua chúa lúc bấy giờ kết nối với thần linh vào mỗi độ xuân về hàng năm.

Nơi đây thường được tổ chức lễ tế, được xem là nghi lễ quan trọng nhất vì chỉ duy nhất nhà vua mới có đủ quyền lực để “giao tiếp” cầu khẩn đất trời. Đó cũng chính là hành động khẳng định sự chính thống, vẻ quyền uy đến dưới thời quân chủ.

Đàn Giao Nam thời xưa

Lễ tế trời của các vua thời Nguyễn tại Đàn Giao Nam thời xưa. @huecity.gov

2. Dấu ấn lịch sử và kiến trúc độc đáo của Đàn Nam Giao

Dấu ấn lịch sử còn lại

Đầu năm 1806, Đàn Nam Giao được khởi công, hoàn công vào tháng 3 năm 1807. Lễ tế Giao đầu tiên được vua Gia Long cử hành. Kể từ đó nhà Nguyễn đều đặn tổ chức lễ tế Giao vào trung tuần tháng 2 mỗi năm. Trước triều vua Thành Thái, lễ được tổ chức một hoặc 2 năm một lần. Năm 1890 năm Thành Thái thứ 2 thì lễ tế được tổ chức 3 năm 1 lần.

Trước đâyNam Giao được xem là nơi chứng kiến những buổi lễ tế với ý nghĩa thay mặt mệnh trời cai trị dân chúng. Được biết, các triều đại phong kiến Việt Nam đều phải tổ chức lễ tế này và mỗi một triều đại phải xây dựng một đàn cúng long trọng. Có thể nói tế lễ ở Nam Giao được xem là lễ tế quy mô lớn và công phu nhất trong các lễ hội cung đình Nguyễn thời bấy giờ.

Và ngày nay, nơi đây là một di tích lịch sử quan trọng trong quần thể cố đô Huế. Năm 1993, công trình kiến trúc đàn Nam Giao được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Và năm 1997, nơi đây được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Vượt qua bao cuộc chiến tranh thảm khốc, duy nhất nơi đây vẫn đứng vững cho đến nay. Dù “vóc dáng” có phần phai mòn nhưng vẻ đẹp cũng như giá trị lịch sử vẫn tồn tại nguyên vẹn, toát lên vẻ uy quyền từ đời ông cha.

Lễ tại Đàn Giao Nam

Lễ tế trời của các vua thời Nguyễn tại Đàn Giao Nam. @cdnmedia.baotintuc.vn

Kiến trúc độc đáo của Đàn Nam Giao

Được xây dựng trong khuôn viên đất dài 390m, rộng 265m, nằm ở vị trí cao ráo thoáng đãng. Đàn Nam Giao Huế được thiết kế gồm 4 cửa theo 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc, mỗi cửa đều được đặt một bình phong bằng đá.

Đàn Nam Giao với thiết kế hình gồm 3 tầng, theo như thuyết Tam Tài thì nó có nghĩa là: Thiên - Địa - Nhân, trời tròn - đất vuông:

Tầng trên cùng được gọi là Đàn Thượng, vì là hình tròn nên còn được gọi là Viên Đàn. Lan can xung quanh đàn có màu xanh tượng trưng cho trời. (Thiên)
Tầng 2 gọi là Đàn Trung, được thiết kế hình vuông nên còn được gọi là Phương Đàn. Vòng lan can có màu vàng ngụ ý tượng trưng cho đất. (Địa)
Tầng dưới là Đàn hạ và cũng có hình vuông. Vòng lan can có màu đỏ tượng trưng cho người. (Nhân)

Ngoài Đàn tế lễ nằm ở vị trí trung tâm thì bên trái có đàn Trai Cung. Đây là nơi nhà vua chay tịnh trước khi làm lễ tế đất trời. Còn phía bên phải có kho để đồ tên là Thần Khố, và nhà bếp chuẩn bị lễ vật cho buổi lễ tế có tên là Thần Trù.

Là chứng nhân của lịch sử, trải qua bao thăng trầm của thời gian. Đàn tế lễ Nam Giao vẫn còn đó với vẻ đẹp kiêu hùng ghi dấu ấn văn hoá truyền thống của cha ông. Vì vậy nếu đến Huế, đừng quên ghé thăm Đàn Nam Giao để chiêm ngưỡng vẻ đẹp và tìm về dòng lịch sử đất Việt thuở đầy hào khí dưới triều Nguyễn.

Đàn Nam Giao Huế

Đàn Nam Giao có diện tích khá rộng. @sth_iunn

3. Giá vé tham quan đàn Nam Giao

Di tích lịch sử Đàn Nam Giao đón khách du lịch trong những khung giờ sau đây

Sáng: 7:30 – 12:00
Chiều: 13:30 – 17:00

Nếu muốn hưởng trọn không khí mát mẻ cũng như ghi lại những bức ảnh, thước phim tuyệt đẹp. Bạn nên ghé thăm khu di tích vào lúc sáng sớm. Đối với những du khách có lịch trình tham quan cố đô Huế vào buổi sáng thì bạn cũng có thể viếng thăm nơi đây vào trưa hoặc chiều. Được bao bọc bởi nhiều hàng cây xanh rợp bóng nên vấn đề nắng nóng cũng không đáng quan ngại.

tham quan Đàn Giao Nam

Giá vé tham quan Đàn Giao Nam dao động từ 30 nghìn một người. @redsvn.net

Bên cạnh đó, mức giá vé cho người lớn và trẻ em tham quan Đàn Nam Giao Huế là:

Người lớn: 30.000 VND/người
Trẻ em dưới 1,3m: Miễn phí

Đây là nơi lưu giữ và tái hiện lại những giá trị lịch sử độc đáo của dân tộc ta. Đến khám phá nơi này bạn sẽ ngẩn ngơ với vẻ đẹp cổ kính tách biệt với thế giới biến động ngoài kia.

4. Di chuyển đến Đàn Nam Giao

Nằm trong quần thể di tích lịch sử của Cố đô Huế nên việc di chuyển đến nơi đây cũng khá dễ dàng.

Xe máy hoặc ô tô

Nếu đi từ trung tâm thành phố Huế, bắt đầu đi theo hướng đường Lê Duẩn. Sau đó băng qua cầu Bạch Hổ cho đến khi đến con đường mang tên Bùi Thị Xuân. Tiếp tục rẽ phải vào đó rồi rẽ trái sang đường Điện Biên Phủ, đi thẳng tầm 2 km. Vậy là bạn đã đến được Đàn Nam Giao trong tích tắc.

Đờng đi đến Đàn Nam Giao

Di chuyển đến Đàn Nam Giao khá dễ dàng. @googlemap

Phương tiện công cộng

Nếu muốn ngắm nhìn thành phố Huế thơ mộng mọi người có thể chọn xe bus. Tuyến đường của xe bus số 5 sẽ đưa bạn qua rất nhiều công trình lịch sử như: Quốc Học Huế, chùa Báo Quốc,… Du khách có thể dừng bất cứ trạm nào nếu muốn ghé thăm.

Máy bay

Ở Huế đã có sân bay Phú Bài, cách trung tâm thành phố khoảng chừng 15km. Nên máy bay là lựa chọn ưu tiên đối với những khách lữ hành phương xa, vừa tiện lợi vừa tiết kiệm thời gian. Đặc biệt, Traveloka đang có chương trình khuyến mãi săn vé máy bay giá rẻ giúp cho chuyến du ngoạn của bạn được tiết kiệm hơn bao giờ hết bởi mức giá cực ưu đãi, vé máy bay đi Huế chỉ từ 677.599vnđ/chiều.

Vé máy bay Sài Gòn Huế chỉ từ 584.000vnđ/chiều.
Vé máy bay Hà Nội Huế chỉ từ 638.000vnđ/chiều.

Khi có mặt tại sân bay, bạn có thể lựa chọn dịch vụ đưa đón sân bay để di chuyển về trung tâm cố đô. Sau đó bắt đầu hành trình của mình đến với Đàn Nam Giao.

5. Đi du lịch Huế thì ăn gì và ở đâu?

Ăn gì khi ghé thăm Huế

Ghé Huế mà bỏ qua việc thưởng thức ẩm thực là một thiếu sót vô cùng lớn. Ẩm thực Huế nổi tiếng bởi hương vị nồng đậm và cách chế biến độc đáo mang vào từng món ăn là tinh hoa văn hoá dân tộc. Khác với những nơi khác, thưởng thức món ăn tại Huế bạn sẽ bạn nhận được hương vị đậm đà pha trộn chút cay nồng của người miền Trung.

Một vài món ăn trứ danh không thể bỏ lỡ như: Bún bò Huế, Bánh bột lọc, cơm hến, ẩm thực chay, mắm chua, chè heo quay…

Bún bò Huế

Bún bò Huế món ăn trứ danh nhất định phải thử qua. @vickypham

Ở đâu khi du lịch Huế

Bên cạnh việc di chuyển bằng phương tiện gì thì việc chọn nơi ở, ngủ nghỉ cũng được rất nhiều du khách quan tâm. Huế là địa điểm du lịch nhận lượng lớn khách du lịch nên việc chọn được khách sạn ưng ý không hề khó. Nếu bạn muốn đến Đàn Nam Giao Huế thì có thể chọn các khách sạn ở trung tâm thành phố Huế để dễ dàng di chuyển tham quan các cụm di tích ở cố đô.

Truy cập ứng dụng Traveloka để có thể chọn các loại phòng với mức giá siêu ưu đãi. Các khách sạn ở Huế với những chất lượng và dịch vụ đã được cập nhật trên website của Traveloka, bạn có thể thỏa sức lựa chọn theo sở thích và nhu cầu.

Qua bài viết mà Traveloka chia sẻ về Đàn Nam Giao mong rằng sẽ giúp mọi người có thêm về thông tin nơi ghi dấu dòng lịch sử còn sót lại này. Nếu đã có kế hoạch ghé thăm vùng đất cố đô, bạn hãy một lần dừng chân ghé lại lưu kỷ niệm về nơi đây.

Hãy lên kế hoạch từ hôm nay và xách balo trong thời gian gần nhất. Và khi đó đừng quên truy cập ứng dụng Traveloka để tham khảo chương trình khuyến mãi vô cùng hấp dẫn với các gói đặt vé máy bay, khách sạn,... Đồng hành cùng Traveloka để giúp chuyến du lịch của bạn được trọn vẹn và tiết kiệm mức tối đa.

Chúc bạn sẽ có một những giây phút thật ý nghĩa khi du lịch Huế.

Xem thêm:

Trong bài viết này

• 1. Đàn Nam Giao Huế - Di tích lịch sử đặc sắc triều Nguyễn
• 2. Dấu ấn lịch sử và kiến trúc độc đáo của Đàn Nam Giao
• Dấu ấn lịch sử còn lại
• Kiến trúc độc đáo của Đàn Nam Giao
• 3. Giá vé tham quan đàn Nam Giao
• 4. Di chuyển đến Đàn Nam Giao
• Xe máy hoặc ô tô
• Phương tiện công cộng
• Máy bay
• 5. Đi du lịch Huế thì ăn gì và ở đâu?
• Ăn gì khi ghé thăm Huế
• Ở đâu khi du lịch Huế

Khám phá điều tuyệt vời nhất ở Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành phố Huế

Vietnam

Hương Thủy

Vietnam

Tỉnh Thừa Thiên Huế

Vietnam
Khách sạn
Vé máy bay
Things to Do
Luôn biết thông tin mới nhất
Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để biết thêm các khuyến nghị về du lịch và phong cách sống cũng như các chương trình khuyến mãi thú vị.
Đăng ký