Đền Ngọc Sơn là biểu tượng văn hóa tâm linh nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, thu hút du khách nhờ vẻ đẹp cổ kính và giá trị lịch sử lâu đời. Với vị trí đắc địa giữa lòng Hồ Gươm, đây là điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Đền Ngọc Sơn là biểu tượng văn hóa tâm linh nổi bật của Thủ đô Hà Nội. @shutterstock
Lên kế hoạch cho chuyến đi tiếp theo của bạn cùng Traveloka - nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á. Với hơn 200.000 chặng bay, 1 triệu khách sạn và 32.000 hoạt động du lịch trải dài khắp thế giới, Traveloka sẽ đưa bạn đến bất cứ nơi đâu bạn mơ ước. |
|
Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên một gò đất được gọi là đảo Ngọc Sơn ở phía đông bắc của Hồ Gươm. Cổng đền nằm tại phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Lịch sử hình thành đền trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, phản ánh sự phát triển và biến đổi của Thủ đô Hà Nội qua các thời kỳ.
Đền Ngọc Sơn được xây dựng vào thế kỉ 19, để thờ Quan đế đã giúp trấn áp điều ác, mang đến điều tốt lành cho người dân. Khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, người đặt tên ngôi đền là Ngọc Tượng.Vào thời nhà Trần, đền được đổi tên thành Ngọc Sơn - là nơi thờ binh tướng đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông.
Đền Ngọc Sơn trải qua nhiều thời kỳ lịch sử thăng trầm. @shutterstock
Trong thời vua Lê Vĩnh Hựu (1735 – 1739), chúa Trịnh Giang xây dựng cung Khánh Thụy trên nền đất cũ của đền Ngọc Sơn và đắp hai núi đất ở bờ phía Đông, gọi là núi Đào Tai và núi Ngọc Bội. Cuối triều Lê, cung bị phá hủy một phần. Sau đó, nhà từ thiện Tín Trai dựng chùa Ngọc Sơn để thờ Phật, với gác chuông phía trước thành đền thờ Văn Xương Đế Quân – vị thần bảo hộ công danh. Tuy nhiên, chùa dần xuống cấp theo thời gian.
Năm 1865, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đại tu đền, xây thêm đình Trấn Ba, cầu Thê Húc, Đài Nghiên và Tháp Bút, biến nơi đây thành biểu tượng văn hóa và học thuật độc đáo của Hà Nội.Năm 2013, đền Ngọc Sơn đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, khẳng định giá trị lịch sử và văn hóa to lớn của ngôi đền. Là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Hà Nội, đền không chỉ thu hút du khách thập phương mà còn là nơi các sĩ tử thường xuyên đến hành lễ, cầu may trước mỗi kỳ thi quan trọng.
Trải qua nhiều lần xây, sửa, đổi tên và đại trùng tu cùng nhiều biến động lịch sử, đền Ngọc Sơn vẫn giữ được kiến trúc cổ kính. Từ cổng ngoài đi vào, du khách sẽ nhìn thấy bức tường với bảng rồng, bảng hổ với 2 câu đối nói về việc học hành, thi cử.
Bảng rồng và bảng hổ trước cổng đền Ngọc Sơn. @shutterstock
Đi qua cầu Thê Húc, du khách sẽ vào Đắc Nguyệt Lâu (lầu hứng trăng). Lầu được thiết kế với mái vòm 2 tầng với phù điêu gợn mây 4 góc. Trên Đắc Nguyệt Lâu có hai bức tranh đắp nổi gồm bức Hoành Phi Long Mã Hà Đồ bên phải và bức Hoành Phi Thần Quy Lạc Thư bên trái.
Đắc Nguyệt lầu nằm chếch dưới bóng cây đa cổ thụ. @shutterstock
Đền Ngọc Sơn được thiết kế xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ Tam. Khu đền chính có ba nếp chính, từ ngoài vào trong gồm bái đường, trung đường và hậu cung.
Khu đền chính trong đền Ngọc Sơn. @shutterstock
Bái đường là nơi hành lễ đầu tiên có đặt một hương án lớn, hai bên có đôi chim anh. Trung đường là nơi thờ Văn Xương, Quan Vũ và Lã Tổ đều là những vị thần học vấn nổi tiếng. Hậu cung là nơi thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc đã ba lần đại thắng quân Nguyên Mông.
Bên trong trung đường đền Ngọc Sơn. @shutterstock
Phía Nam đền có đình Trấn Ba (đình chắn sóng) có kiến trúc hình vuông với 8 mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ, tất cả đều mang nét đặc trưng của kiến trúc Việt cổ.
Đền Ngọc Sơn được bao quanh bởi 3 công trình kiến trúc đặc biệt gồm Tháp Bút, Đài Nghiên, Cầu Thê Húc. Những công trình này không chỉ tô điểm cho vẻ đẹp của đền mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, tượng trưng cho truyền thống hiếu học và tôn vinh tri thức của dân tộc.
Tháp Bút nằm ngay cổng đền, được xây dựng vào năm 1865 do nhà Nho Nguyễn Văn Siêu khởi xướng. Tháp cao 9m, dựng trên một gò đá hộc tượng trưng cho một ngọn núi có tên là Độc Tôn. Trên tháp có khắc 3 chữ “tả thanh thiên”, có nghĩa là “viết lên trời xanh”. Ngọn tháp này tính đến hiện nay đã hơn 150 tuổi.
Nằm dưới chân Tháp Bút, Đài Nghiên được chế tác từ đá xanh, có hình dáng một nghiên mực đặt trên lưng ba con thiềm thừ (cóc). Trên nghiên có khắc bài minh của Nho sĩ Nguyễn Văn Siêu, thể hiện sự tôn vinh văn chương và học vấn. Tương truyền, du khách đến thăm đền may mắn sẽ được chứng kiến bóng Tháp Bút chấm đúng vào giữa lòng Đài Nghiên khi mặt trời đứng bóng.
Tháp Bút non Nghiên bên cạnh đền Ngọc Sơn. @shutterstock
Cầu Thê Húc “cong cong như con tôm”, được làm bằng gỗ. Thê Húc có nghĩa là “nơi đậu tia nắng mặt trời buổi sáng sớm”, tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng.
Cầu Thê Húc dẫn vào Đắc Nguyệt Lâu của đền Ngọc Sơn. @shutterstock
Sự kết hợp hài hòa giữa Tháp Bút, Đài Nghiên và cầu Thê Húc không chỉ tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp cho đền Ngọc Sơn mà còn thể hiện triết lý âm dương hòa hợp, tôn vinh truyền thống hiếu học và văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Đền Ngọc Sơn là một minh chứng tiêu biểu cho quan niệm "tam giáo đồng nguyên" trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sự hòa hợp giữa Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Ban đầu, đền được xây dựng vào thế kỉ 19 với mục đích thờ Quan đế. Đến ngày nay, đền thờ đức thánh Trần Hưng Đạo, Văn Xương Đế Quân (vị thần chủ quản khoa cử, văn chương), Quan Vân Trường, thờ Phật, thờ Công Đồng, Tam Tòa Thánh Mẫu,… Có thể thấy, điều này đã phản ánh tinh thần dung hòa tôn giáo, tạo nên một không gian tín ngưỡng đa dạng và độc đáo tại đền Ngọc Sơn.
Hai bên khu đền chính có hai gian chái, gian bên phải là nơi trưng bày hai tiêu bản rùa Hồ Gươm. Tiêu bản bên ngoài là của “cụ” rùa chết năm 1967, nặng 250kg, dài 2,1m. Tiêu bản bên trong của “cụ” rùa chết năm 2016, nặng 169kg, dài 2,08mt, ngang 1,08m. Hai tiêu bản đều được xử lý theo phương pháp nhựa hóa.
Tiêu bản cụ rùa Hồ Gươm được trưng bày bên trong đền Ngọc Sơn. @shutterstock
Du khách có thể tham quan, vãng cảnh, thỉnh hương tại ngôi đền nổi tiếng này vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, đầu năm luôn là dịp lý tưởng nhất khi không khí du xuân tràn ngập khắp phố phường. Lúc này, người dân Hà thành đến đây thắp hương cầu nguyện năm mới mạnh khỏe, may mắn, thành công.
Đền mở cửa đón khách vào tất cả các ngày trong tuần. Từ thứ 2 đến thứ 6, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối. Riêng thứ 7 và chủ nhật, đền mở cửa đến 9 giờ tối để phục vụ khách tham quan. Du khách có thể sắp xếp thời gian và lịch trình hợp lý để ghé thăm đền.
Giá vé tham quan đền Ngọc Sơn được quy định khác nhau cho từng đối tượng như sau:
Lưu ý, du khách chỉ cần mua vé khi muốn vào tham quan Đắc Nguyệt Lâu. Nếu chỉ đi qua cầu Thê Húc mà không vào đền, bạn không cần mua vé.
Giờ mở cửa của đền Ngọc Sơn:
Du khách phương xa muốn đến đền Ngọc Sơn cần có vé máy bay đi Hà Nội. Khi hạ cánh tại sân bay Nội Bài, du khách có thể đặt xe đưa đón sân bay để vào nội thành. Du khách đến từ các tỉnh bằng xe khách có thể bắt xe đến bến xe Mỹ Đình hoặc bến xe Gia Lâm.
Mon, 19 May 2025
Vietravel Airlines
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.326.440 VND
Mon, 19 May 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.328.599 VND
Mon, 19 May 2025
Vietnam Airlines
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.724.002 VND
Sat, 10 May 2025
VietJet Air
Đà Nẵng (DAD) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 809.971 VND
Wed, 7 May 2025
Bamboo Airways
Đà Nẵng (DAD) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.101.465 VND
Fri, 9 May 2025
Vietnam Airlines
Đà Nẵng (DAD) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.265.710 VND
Từ các địa điểm khác nhau tại Hà Nội, du khách có thể đến đền bằng xe taxi, xe công nghệ, xe ôm, xe máy, xe buýt. Nếu đi xe buýt, du khách có thể chọn tuyến 36, 08, 31, 14 đều có lộ trình đi ngang qua đền. Du khách cần lưu ý, cuối tuần thành phố sẽ cấm phương tiện lưu thông trên tuyến phố đi bộ Hồ Gươm. Du khách đến đây cuối tuần cần lưu ý để chọn phương tiện và điểm dừng phù hợp.
Đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc là địa điểm du lịch Hà Nội được nhiều du khách yêu thích. @shutterrstock
Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian di chuyển và tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn, bạn có thể đặt trước khách sạn gần đền Ngọc Sơn trên Traveloka.
Việc tra cứu các thông tin, đặt phòng khách sạn cực kỳ nhanh chóng và dễ dàng với Traveloka như:
Đền Ngọc Sơn là địa điểm du lịch nổi tiếng linh thiêng. Du khách khi tham quan, vãng cảnh hay thỉnh hương tại đây cần lưu ý:
Đền Ngọc Sơn luôn được coi là địa điểm linh thiêng trong cụm di tích Hồ Hoàn Kiếm. Ngôi đền này đã chứng kiến và đổi thay cũng những thăng trầm của Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến. Không chỉ mang nét kiến trúc cổ kính, ngôi đền còn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Hà Nội. Nếu có dịp du lịch thủ đô, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm ngôi đền này.
Và đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá thế giới dễ dàng hơn với Traveloka! Truy cập ứng dụng Traveloka để đặt vé máy bay, phòng khách sạn và tour du lịch, du thuyền thật đơn giản và tiết kiệm cho chuyến đi sắp tới của bạn.
Xem thêm: