Địa Tạng Phi Lai Tự - Ngôi chùa thanh tịnh ở Hà Nam

Nguyễn Thụy Mộc Nhiên
22 Jan 2025 - 17 min read

“Hạnh phúc là khi quỳ dưới đài sen

Hạnh phúc là khi có người tình thương”

(Hạnh phúc là khi - TT. Thích Chân Quang)

Trong một lần nghe bài giảng pháp của TT. Thích Chân Quang, câu nói ấy của thầy cứ vang vọng mãi bên tai tớ. Đôi khi hạnh phúc rất đơn giản, là sự sẻ chia, là sự bằng lòng với hiện tại, là được lắng nghe… Để hiểu hơn về câu nói này,hãy thử ghé ngôi chùa nằm trong rừng thông xanh ở Hà Nam mang tên Địa Tạng Phi Lai Tự để dù giữa bộn bề cuộc sống, bạn vẫn có thể tìm được một chốn bình yên, thanh tịnh.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Chùa Địa Tạng Phi Lai (chùa Đùng) mang nét cổ kính thâm trầm.

Giới thiệu về chùa Địa Tạng Phi Lai

Địa Tạng Phi Lai Tự tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chỉ cách Hà Nội khoảng gần 70km. Chùa có thế ngai vàng, lưng tựa núi, hai bên là tả thanh long, hữu bạch hổ. Về quy mô, chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, và đức Thánh hiền, nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Ngôi chùa nhìn từ trên cao.

Nằm giữa rừng thông xanh mát, Địa Tạng Phi Lai Tự mang trong mình vẻ đẹp bình yên và thanh tịnh, hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và thiên nhiên hoang sơ. Bao quanh chùa là những hàng thông cao vút, rì rào trong gió, tạo nên một không gian tĩnh lặng, lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự an nhiên và thanh thản trong tâm hồn. Từ xa nhìn lại, chùa hiện lên như một bức tranh thủy mặc, hài hòa giữa cảnh sắc núi rừng, khiến bất kỳ ai cũng phải dừng chân chiêm ngưỡng.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Chùa Địa Tạng Phi Lai nằm trong khuôn viên rợp bóng cây.

Tên gọi "Phi Lai" của chùa không chỉ khơi dậy sự tò mò mà còn chứa đựng câu chuyện lịch sử sâu sắc cùng ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Theo truyền thuyết, vào thế kỷ XVII, vua Tự Đức trong một lần đến ngôi chùa cổ này để cầu tự, khi rời đi đã thốt lên hai chữ "Phi Lai," mang hai hàm ý: "có thể quay trở lại" hoặc "không trở lại." Từ sự kiện này, ngôi chùa được đặt tên là Địa Tạng Phi Lai Tự, biểu tượng cho ý nghĩa cao cả và sâu xa trong tín ngưỡng.

Trong giáo lý Phật giáo, cái tên "Phi Lai" còn mang ý nghĩa gắn liền với sự hiện diện vĩnh hằng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát – vị Bồ Tát đại diện cho lòng từ bi vô hạn và sự che chở đối với chúng sinh. Tên gọi này không chỉ thể hiện sự kính ngưỡng mà còn truyền tải thông điệp về sự giác ngộ và bảo vệ tâm linh trong đời sống của con người.

Thời gian mở cửa: Chùa Địa Tạng Phi Lai tự mở cửa từ 8h00 đến 17h30 các ngày trong tuần.

Lịch sử hình thành và phục dựng chùa Địa Tạng Phi Lai

Địa Tạng Phi Lai Tự ban đầu được gọi là chùa Đùng, là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng từ thế kỷ X. Với quy mô lớn lên tới khoảng 120 gian, chùa từng là trung tâm tín ngưỡng quan trọng của khu vực. Đây không chỉ là nơi nhân dân đến dâng hương cầu nguyện mà còn là điểm dừng chân của nhiều vua chúa qua các triều đại để thực hiện các nghi lễ tâm linh.

lịch sử chùa Địa Tạng Phi Lai

Chùa Địa Tạng Phi Lai được xây dựng từ thế kỷ X. @shutterstock

Tour Tam Chúc và Địa Tạng Phi Lai Tự - 1 ngày

8.1/10

Hà Nam

Xem giá

Để đặt tour trọn gói tham quan chùa Địa Tạng Phi Lai Tự thì bạn có thể tham khảo và đặt ngay trên Traveloka Xperience nhé!

Một dấu mốc quan trọng gắn liền với chùa là sự kiện vào thế kỷ XVII khi vua Tự Đức về đây để cầu con. Sau buổi lễ, vua đã thốt lên hai chữ "Phi Lai," mang hàm ý sâu sắc: "có thể quay trở lại hoặc không." Từ đó, chùa được đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai Tự, với ý nghĩa rằng nơi đây luôn có sự hiện diện của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, hoặc nơi nào không có Ngài thì nơi đó thành Phật.

Trải qua thời gian dài và những biến cố lịch sử, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự dần rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, gần như bị lãng quên. Tuy nhiên, vào năm 2015, chùa đã được Đại đức Thích Minh Quang phát tâm phục dựng. Quá trình này không chỉ tái hiện lại diện mạo cổ kính của chùa mà còn khôi phục giá trị tâm linh và lịch sử quan trọng của một di sản hàng nghìn năm tuổi. Kiến trúc của chùa Địa Tạng sau khi phục dựng kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ kính và không gian tự nhiên. Các công trình như chính điện, tam bảo và khu vườn đều được thiết kế theo phong cách truyền thống, giữ nguyên tinh thần của ngôi chùa cổ.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Cây cầu gỗ nhỏ xinh.

Ngày nay, Địa Tạng Phi Lai Tự không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh Hà Nam mà còn là nơi để mọi người tìm về sự bình an trong tâm hồn. Ngôi chùa thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm, trở thành biểu tượng của sự hòa quyện giữa giá trị lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng Phật giáo.

Kiến trúc độc đáo của chùa Địa Tạng Phi Lai

Khi tới đây, tớ đã không khỏi ngạc nhiên trước khuôn viên rộng lớn và yên bình của ngôi chùa này. Địa Tạng Phi Lai Tự nổi bật với lối kiến trúc kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ truyền và thiên nhiên xung quanh. Ngôi chùa được xây dựng theo thế “tọa sơn hướng thủy,” với lưng tựa vào núi, hai bên là tả Thanh Long và hữu Bạch Hổ – một bố cục thường thấy trong kiến trúc tâm linh truyền thống của Việt Nam.

Khuôn viên chùa Địa Tạng Phi Lai hài hòa với thiên nhiên

Một trong những điểm đặc biệt của Đại Tạng Phi Lai - địa điểm du lịch tâm linh Hà Nam nổi tiếng này chính là sự hòa quyện giữa kiến trúc và thiên nhiên. Chùa không chỉ là nơi thờ tự mà còn là không gian mở để người dân và du khách tĩnh tâm, tìm lại sự bình yên giữa núi rừng hoang sơ.

Điểm nổi bật trong khuôn viên chùa là lối đi được lát bằng những lớp sỏi trắng, trên đó là từng lớp gạch mát tạo thành đường đi. Mười hai vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người theo triết lý của Phật giáo. Những lớp sỏi trắng này tạo cho tớ cảm giác thanh tịnh, sạch sẽ, mỗi bước đi như được lướt trên mặt nước nhẹ nhàng. Sự cân đối, hài hòa với thiên nhiên là điểm đặc sắc trong kiến trúc của chùa Địa Tạng Phi Lai.

lịch sử chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Mười hai vòng tròn nhân duyên

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Tượng Phật trang nghiêm

Các công trình tâm linh chính tại chùa Địa Tạng Phi Lai

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự sở hữu nhiều công trình tâm linh quan trọng, mỗi công trình đều mang giá trị văn hóa và tín ngưỡng. Tại đây, tòa Tam Bảo là tòa lớn nhất trong ngôi chùa. Là nơi linh thiêng nhất trong chùa, được thiết kế trang nghiêm với ba gian chính, tượng trưng cho Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Trong đó, bức tượng Đức Địa Tạng tại trung tâm cực kỳ uy nghiêm mà cũng rất hiền từ được đặt ở trung tâm, xung quanh là các tượng Phật và Bồ Tát khác, tạo nên một không gian tôn nghiêm và thanh tịnh.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Len lỏi qua những bậc thềm để vào các khu thờ trong chùa Địa Tạng.

Phía bên tay phải của chùa chính là khu vực tháp thờ dùng để thờ tự 42 sư tổ trụ trì của chùa Địa Tạng. Đồng thời trong quần thể chùa Địa Tạng Phi Lai Tự còn rất nhiều tòa kiến trúc khác như điện Đức Ông, điện Đức Thánh Đạo Hiền, toà điện Phật Quan Thế Âm, các khu nhà ở dành cho tăng ni, tòa để Phật tử nghe giảng đạo và tổ chức những khóa tu bổ ích để các bạn có thể đến và trải nghiệm cuộc sống tu tập tại đây.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Cảnh vật thanh tịnh và bình yên trong chùa Đùng.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Tắm Phật

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Bầu không khí thanh tịnh, an nhiên

Vào những ngày đầu năm, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự sẽ trang trí nhiều hoa tươi rực rỡ cho ngày Tết cổ truyền. Đến khoảng 9-10 tháng Giêng Âm lịch, chùa lại tái hiện cung cảnh chợ quê với nhiều mặt hàng đặc trưng.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Tiểu cảnh ở chùa

Dấu ấn của kiến trúc Chăm Pa

Một nét độc đáo trong kiến trúc của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự chính là sự hiện diện của các yếu tố kiến trúc Chăm Pa. Những chi tiết này thể hiện rõ ở các cột đá chạm khắc hoa văn tinh xảo, mái vòm cong nhẹ, và các họa tiết hình lá cách điệu, đặc trưng của văn hóa Chăm.

Phong cách này không chỉ mang lại sự độc đáo về mặt thẩm mỹ mà còn thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa người Việt và Chăm trong lịch sử. Các yếu tố kiến trúc này hòa quyện một cách tự nhiên với phong cách truyền thống Việt Nam, góp phần tạo nên một không gian vừa trang nghiêm, vừa mới lạ.

kiến trúc chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Kiến trúc mái ngói đặc trưng

kiến trúc chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Ngôi chùa Địa Tạng Phi Lai có kiến trúc độc đáo.

Tại đây, tòa Tam Bảo là tòa lớn nhất trong ngôi chùa. Trong đó, bức tượng Đức Địa Tạng tại trung tâm cực kỳ uy nghiêm mà cũng rất hiền từ giúp làm tôn lên được vẻ đẹp của ngôi chùa. Phía bên tay phải của chùa chính là khu vực dùng để thờ tự 42 sư tổ trụ trì của chùa Địa Tạng. Đồng thời trong quần thể chùa Địa Tạng Phi Lai Tự còn rất nhiều tòa kiến trúc khác như điện Đức Ông, điện Đức Thánh Đạo Hiền, toà điện Phật Quan Thế Âm, các khu nhà ở dành cho tăng ni, tòa để Phật tử nghe giảng đạo và tổ chức những khóa tu bổ ích để các bạn có thể đến và trải nghiệm cuộc sống tu tập tại đây.

Vào tháng 6-7, Địa Tạng tổ chức các khóa tu mùa hè. Đặc biệt vào 30/7 Âm lịch, nơi đây còn diễn ra hoạt động Lễ Vu Lan, lễ Vía ngài Địa Tạng Bồ Tát. Vào Tết Trung thu 15/8 Âm lịch, bạn có thể tới đây để ngắm trăng tròn trong khoảng không thênh thang, thoáng đãng của chùa.

Tớ cũng đã liên hệ trước với sư cô để xin được ăn cơm chay tại chùa. Nếu các bạn muốn dùng cơm chay thì nên gọi điện về chùa báo số lượng người, thời gian để nhà chùa chuẩn bị trước số lượng đồ ăn.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Bữa cơm chay ở chùa

Ngoài ra khi tới chùa, các bạn đừng quên leo lên đỉnh núi phía sau lưng Địa Tạng Phi Lai Tự để ngắm toàn cảnh ngôi chùa này nhé. Khi vượt qua những bậc thang, tớ đã cảm thấy rất thú vị về con đường này. Không có bất cứ một biển chỉ dẫn, giống như mỗi người đều có một lối đi riêng, hãy tự lựa chọn con đường đi của chính mình.

chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Đi tìm bình yên ở Địa Tạng Phi Lai Tự

Cách di chuyển tới chùa Địa Tạng Phi Lai

Vì xuất phát từ Hà Nội nên tớ lựa chọn di chuyển bằng xe ô tô cá nhân, xuất phát từ Hà Nội đi theo đường cao tốc, ra lối rẽ tại nút giao Liêm Tuyền và men theo tuyến Thanh Phong đến Thanh Lưu đến Liêm Sơn của tỉnh Hà Nam. Ngoài ra hiện tại còn rất nhiều dịch vụ đưa đón bằng xe limousine xuất phát từ Hà Nội với các lịch trình đi về trong ngày. Giá vé xe khách cũng rất hợp lý, dao động từ 100.000 - 200.000 VND/người tùy theo loại xe và dịch vụ. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn phương án này nếu không muốn tự lái xe.

Nếu bạn ở các tỉnh thành khác, việc di chuyển đến Hà Nam cũng rất dễ dàng. Bạn có thể đặt vé máy bay đi Hà Nội. Đặt vé sớm không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn có thể chọn được khung giờ bay thuận tiện nhất.

Discover flight with Traveloka

Sun, 18 May 2025

Vietravel Airlines

TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)

Bắt đầu từ 1.207.973 VND

Wed, 14 May 2025

VietJet Air

Đà Nẵng (DAD) đi Hà Nội (HAN)

Bắt đầu từ 819.944 VND

Thu, 1 May 2025

VietJet Air

Nha Trang (CXR) đi Hà Nội (HAN)

Bắt đầu từ 1.171.066 VND

Sau khi đến sân bay Nội Bài, bạn có thể di chuyển đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự theo cách sau:

Dịch vụ đưa đón sân bay: Khi hạ cánh tại sân bay Nội Bài, bạn có thể sử dụng dịch vụ đưa đón sân bayđể di chuyển về Hà Nam một cách dễ dàng và thoải mái. Đặc biệt, giá dịch vụ minh bạch và bạn có thể đặt trước để đảm bảo luôn có xe sẵn sàng đón bạn ngay khi hạ cánh.
Taxi hoặc xe công nghệ: Đây là phương án linh hoạt và tiện lợi nhất, thời gian di chuyển khoảng 2 giờ.
Thuê xe tự lái hoặc có lái: Bạn có thể thuê xe ngay tại sân bay để thoải mái di chuyển và khám phá các điểm đến khác ở Hà Nam.
Xe khách: Từ bến xe Mỹ Đình (cách sân bay khoảng 30 phút), bạn bắt xe khách đi Hà Nam, sau đó tiếp tục bằng taxi hoặc xe máy đến chùa.

Ngoài ra, nếu bạn có dự định du lịch Hà Nội dài ngày, đừng quên chọn cho mình một nơi lưu trú phù hợp. Khách sạn ở Hà Nội đa dạng mức giá, từ các khách sạn 5 sao sang trọng ở trung tâm phố cổ đến các homestay ấm cúng, phù hợp với mọi nhu cầu.

Nếu có thời gian, bạn có thể kết hợp chuyến đi đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự với việc du lịch Hà Nội – thủ đô ngàn năm văn hiến. Hãy dành vài ngày tham quan các địa điểm nổi tiếng như Hồ Gươm, Lăng Bác, Văn Miếu – Quốc Tử Giám… hoặc trải nghiệm ẩm thực đường phố hấp dẫn. Đây sẽ là chuyến đi hoàn hảo, kết hợp giữa du lịch tâm linh và khám phá văn hóa.

Địa Tạng Phi Lai Tự là ngôi chùa cho tớ tìm được sự bình yên, nhẹ nhàng. Là nơi cho ai muốn tịnh tâm, tránh xa cuộc sống ồn ào ngoài kia. Hãy một lần đến với ngôi chùa nổi tiếng này để tìm lại những khoảnh khắc thanh bình trong góc khuất tâm hồn giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ, thanh vắng các bạn nhé! Để chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi sắp tới, bạn có thể đặt sớm vé máy bay, phòng khách sạntour du lịch để tối ưu chi phí nhé!

Tác giả: Trần Thị Như Quỳnh
*Bài viết tham gia chương trình Traveloka Golocal

Traveloka Golocal là chương trình viết blog giới thiệu những địa điểm đẹp trên khắp đất nước Việt Nam, thuộc khuôn khổ chương trình Traveloka Go & Share. Đây là cơ hội tuyệt vời để quảng bá du lịch địa phương đến mọi người. Với mỗi bài viết đạt yêu cầu bạn sẽ nhận ngay 800.000 VND và cơ hội làm Cộng tác viên với Traveloka. Thông tin chi tiết về chương trình xem tại: https://trv.lk/golocal

Trong bài viết này

• Giới thiệu về chùa Địa Tạng Phi Lai
• Lịch sử hình thành và phục dựng chùa Địa Tạng Phi Lai
• Kiến trúc độc đáo của chùa Địa Tạng Phi Lai
• Khuôn viên chùa Địa Tạng Phi Lai hài hòa với thiên nhiên
• Các công trình tâm linh chính tại chùa Địa Tạng Phi Lai
• Dấu ấn của kiến trúc Chăm Pa
• Cách di chuyển tới chùa Địa Tạng Phi Lai

Các chuyến bay nổi bật trong bài viết này

Sun, 18 May 2025
Vietravel Airlines
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.207.973 VND
Đặt Ngay
Wed, 14 May 2025
VietJet Air
Đà Nẵng (DAD) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 819.944 VND
Đặt Ngay
Thu, 1 May 2025
VietJet Air
Nha Trang (CXR) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.171.066 VND
Đặt Ngay
Khách sạn
Vé máy bay
Things to Do
Luôn biết thông tin mới nhất
Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để biết thêm các khuyến nghị về du lịch và phong cách sống cũng như các chương trình khuyến mãi thú vị.
Đăng ký