Chùa Keo - Ngôi chùa có lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo

Nguyễn Thụy Mộc Nhiên
26 Jan 2025 - 12 min read

Chùa Keo là một trong số những ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Chính vì thế vào dịp đầu năm, đông đảo Phật tử trên mọi miền đất nước lại nô nức đến chiêm bái, vãn cảnh chùa. Vậy chùa Keo có gì đặc biệt chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

chùa Keo

Chùa Keo là một trong số những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. @shutterstock

Chùa Keo ở đâu?

Chùa Keo còn biết đến với tên gọi khác đó là chùa Thần Quang Tự. Ngôi chùa được xây dựng quy mô lớn nằm tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Từ lâu, dựa theo dòng chảy của sông nhiều người vẫn gọi chùa là “Keo trên” nhằm phân biệt với ngôi chùa Keo dưới của Nam Định.

Với kiến trúc đặc trưng "Nội công ngoại quốc" và vị trí gần dòng sông Hồng thơ mộng, chùa Keo mang vẻ đẹp vừa uy nghiêm vừa thanh bình, tạo nên một không gian tâm linh đặc sắc.

Chùa Keo

Chùa Keo nằm bên dòng sông Hồng thơ mộng

Lịch sử chùa Keo

Theo truyền thuyết, chùa ban đầu được Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng vào năm 1061 dưới triều đại vua Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Tên gọi "Keo" xuất phát từ tên Nôm của làng Giao Thủy.

Chùa Keo

Chùa Keo là một trong số những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam.

Năm 1611, do lũ lụt từ sông Hồng, chùa Keo bị hư hại nặng nề. Người dân địa phương đã di dời và xây dựng lại chùa tại hai địa điểm mới: một tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (gọi là chùa Keo Dưới), và một tại làng Dũng Nhuệ, nay là xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (gọi là chùa Keo Trên).

Chùa Keo

Trải qua gần 400, cho đến hiện nay chùa Keo vẫn giữ được vẻ cổ kính.

Chùa Keo Thái Bình đã được xây dựng lại vào năm 1630 dưới sự chỉ đạo của Quận công Hoàng Nhân Dũng, một vị quan lớn thời Lê - Trịnh. Với sự đóng góp từ người dân địa phương và nỗ lực không ngừng của Quận công, ngôi chùa được hoàn thành sau 28 tháng xây dựng, vào tháng 11 năm 1632. Mặc dù chỉ được chúa Trịnh cấp 100 cây gỗ lim, nhưng với tinh thần đoàn kết và lòng thành kính, chùa Keo đã được xây dựng quy mô và mang dấu ấn kiến trúc độc đáo của thời kỳ này.

Trải qua gần 400 năm tồn tại, chùa Keo vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ kính đặc trưng của thời Lê Trung Hưng, bất chấp những biến đổi của thời gian. Đến năm 2012, chùa Keo đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt, ghi nhận giá trị lịch sử, văn hóa và tôn giáo to lớn của công trình này.

Chùa Keo Thái Bình thờ ai?

Chùa Keo được đặt tên Hán Việt là Thần Quang Tự. Bên cạnh mục đích thờ Phật, ngôi chùa này cũng tương tự như chùa Keo ở Nam Định khi thờ Thánh Dương Không Lộ (Tiền Phật, hậu Thánh). Vị thánh này là nhà sư thời Lý có kiến thức uyên thâm về Phật giáo. Ngoài ra, nơi đây cũng thờ phụng 1 số người có công lớn xây dựng chùa như: Nguyễn Văn Trụ, Trịnh Thị Ngọc Lễ, Trần Thị Ngọc Duyên, Hoàng Nhân Dũng, Lê Hồng Quốc.

Chùa Keo

Tượng Phật Bà thờ phụng tại chùa Keo

Kiến trúc độc đáo của chùa Keo

Chùa Keo được xây dựng từ thế kỷ XVII, năm 1632 thời vua Lê Trung Hưng. Toàn bộ quá trình thi công lên đến 28 tháng. Sau nhiều lần tôn tạo, sửa chữa, chùa Keo vẫn giữ lại được gần như nguyên vẹn vẻ đẹp kiến trúc cổ có lịch sử gần 400 năm. Cho đến thời điểm hiện tại, chùa Keo vẫn luôn được đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất Việt Nam.

Trên khu đất lên đến 58.000 m2 có tất cả 157 gian với 21 công trình lớn nhỏ. Hai công trình kiến trúc thờ Phật và Thánh Tổ Dương Không Lộ được bố trí quy mô. Trải dài là hệ thống Chùa Phật, Tam Quan, toà Thượng Điện, Điện Thánh, hành lang, gác chuông, khu tăng xá… Tam quan nội nổi bật với cánh cửa chạm trổ rồng chầu tinh xảo. Từ khu vực này đi qua sân du khách sẽ tới khu Chùa Phật gồm điện Phật, tòa thiêu hương và Chùa Ông Hộ.

Chùa Keo gây ấn tượng bởi lối kiến trúc mang đậm giá trị thuần Việt “Nội công ngoại quốc”, thể hiện sự hài hòa giữa không gian bên trong và ngoài.

Nội công: Phần trung tâm với các công trình chính như khu vực thờ Phật, nhà thiêu hương và nhà thờ tổ, được bố trí theo trục dọc hình chữ "Công" (工).
Ngoại quốc: Bao quanh là hệ thống hành lang, tường bao và các công trình phụ trợ tạo thành hình chữ "Quốc" (囗).
chùa Keo

Thiết kế “Nội công ngoại quốc” mang đậm phong cách thuần Việt của chùa Keo.

Điểm nhấn độc đáo của khu Chùa Phật là các pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, La Hán, Tuyết Sơn có lịch sử từ thế kỷ XVII, XVIII. Ngoài ra, 2 dãy hành lang Đông, Tây dài rộng còn được xây dựng uốn quanh khu vực Chùa Phật và Đền Thánh. Mặt trước đi qua Tam quan nội và hàng dậu, mặt sau gắn liền với Gác Chuông kết nối thành chữ Quốc. Bên cạnh các công trình kiến trúc quy mô, ngôi chùa này còn có 1 loạt các khu phụ trợ như nhà khách nằm phía Tây và Đông.

Chùa Keo

Không gian rộng rãi của chùa Keo Thái Bình.

Tòa gác chuông tại chùa Keo cũng khá đặc biệt khi nằm ở cuối cùng trên con đường Thần Đạo. Tòa gác chuông này không chỉ là điểm nhấn kiến trúc mà còn mang giá trị tâm linh, đại diện cho sự giao hòa giữa đất và trời. Đây là nơi thể hiện sự tinh xảo của nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống Việt Nam.

Tầng 1: Treo khánh đá lớn dùng trong các nghi lễ Phật giáo.
Tầng 2: Đặt một chuông đồng lớn, được sử dụng trong các buổi lễ quan trọng.
Tầng 3 và tầng thượng: Treo hai chuông đồng nhỏ hơn, tạo âm thanh vang vọng khi được gióng lên.
chùa Keo | tháp chuông chùa Keo

Tòa gác chuông của chùa Keo là một công trình kiến trúc độc đáo và mang tính biểu tượng. @shutterstock

Giếng nước là công trình được xây dựng từ lâu đời với phần miệng được xếp ngay ngắn từ những chiếc cối đá. Hiện tại để bảo tồn di tích nguyên vẹn khi đến tham quan khách du lịch sẽ chỉ được đứng ngoài nhìn vì xung quanh đã rào chắn. Tòa gác chuông tại chùa Keo cũng khá đặc biệt khi nằm ở cuối cùng trên con đường Thần Đạo. Tòa tháp có 4 tầng: tầng 1 treo khánh đá, tầng 2 đặt chuông đồng lớn, tầng 3 và tầng thượng đặt 2 chuông đồng cỡ nhỏ.

Nên đến Chùa Keo vào thời điểm nào?

Du khách có thể ghé thăm chùa Keo vào bất cứ thời điểm nào trong năm để cầu nguyện may mắn, an lành, tài lộc cho bản thân và gia đình. Đặc biệt là trong các dịp Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan… chùa cũng tổ chức nhiều hoạt động mang đậm nét đẹp Phật giáo như: thả cá, thả chim phóng sinh, giảng đạo…

Chùa Keo

Vãn cảnh chùa mang lại cho du khách cảm giác thanh tịnh.

Hàng năm, chùa Keo tổ chức hai lễ hội chính:

Lễ hội mùa Xuân: Diễn ra vào ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch, thu hút đông đảo du khách và Phật tử đến hành hương.
Lễ hội mùa Thu: Là lễ hội chính, thường được tổ chức từ ngày 10 đến 20 tháng 9 âm lịch, nhằm tưởng nhớ Thiền sư Dương Không Lộ. Trong đó, các ngày 13, 14, 15 là trọng tâm với nhiều nghi lễ và hoạt động văn hóa truyền thống như rước kiệu Thánh, múa ếch vồ, thi bơi chải, thi bắt vịt, kéo co, hát giao duyên và các trò chơi dân gian khác.

Năm 2017, lễ hội chùa Keo được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, khẳng định giá trị văn hóa và lịch sử quan trọng của lễ hội này.

Chùa Keo không thu vé tham quan, du khách có thể vào cửa miễn phí để chiêm bái và khám phá kiến trúc độc đáo của chùa.

Cách thức di chuyển đến chùa Keo

Ngày nay đường xá đã được mở rộng, các phương tiện di chuyển cũng hiện đại hơn vì vậy du khách có thể dễ dàng đến tham quan, lễ bái chùa. Dưới đây là một số cách di chuyển đến chùa Keo thuận tiện nhất:

Sử dụng phương tiện cá nhân: Lộ trình gợi ý theo hướng Nút giao thông Đại Xuyên – Nút giao thông Liêm Tuyền – Đường Hà Huy Tập – Trạm thu phí BOT Mỹ Lộc – Đại lộ Thiên Trường – Cầu vượt Nam Định – Cầu Tân Đệ – đường Hùng Vương – rẽ phải nhập vào đường TL463/TL220B - Đi thẳng gần 2 km là đến địa danh chùa keo.
Sử dụng phương tiện công cộng: Đối với những du khách muốn để dành sức lực tham quan, chưa từng đến Thái Bình thì có thể bắt xe khách cho đỡ bỡ ngỡ. Một số hãng xe uy tín được nhiều người lựa chọn là: Nhà xe Hải Âu, Nhà xe Khai Nguyên, Nhà xe Phúc Sang…

Khi đã đến địa phận Thái Bình thì du khách bắt xe ôm hoặc taxi ra chùa. Ngoài ra, từ Thái Bình khách du lịch cũng có thể lựa chọn lên tuyến xe buýt 06 là đến thẳng chùa Keo. Chùa nằm ở cuối tuyến nên bạn không phải lo lắng xuống nhỡ bến.

Nếu bạn ở các tỉnh thành khác, việc di chuyển đến Thái Bình cũng rất đơn giản. Chỉ cần đặt vé máy bay đi Hà Nội qua ứng dụng Traveloka, bạn sẽ dễ dàng chọn được chuyến bay phù hợp với lịch trình.Bạn có thể đặt vé sớm để chọn được khung giờ bay lý tưởng và bắt đầu chuyến hành trình đến Thái Bình một cách thoải mái nhất!

Discover flight with Traveloka

Sun, 11 May 2025

Vietravel Airlines

TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)

Bắt đầu từ 1.241.753 VND

Fri, 9 May 2025

VietJet Air

TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)

Bắt đầu từ 1.328.602 VND

Wed, 21 May 2025

Vietnam Airlines

TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)

Bắt đầu từ 1.775.418 VND

Discover flight with Traveloka

Wed, 14 May 2025

Vietravel Airlines

Đà Nẵng (DAD) đi TP HCM (SGN)

Bắt đầu từ 946.628 VND

Tue, 27 May 2025

VietJet Air

Đà Nẵng (DAD) đi TP HCM (SGN)

Bắt đầu từ 1.036.790 VND

Fri, 9 May 2025

Bamboo Airways

Đà Nẵng (DAD) đi TP HCM (SGN)

Bắt đầu từ 1.131.416 VND

Những lưu ý khi đến chùa Keo

Trong văn hóa của Việt Nam, chùa Keo luôn được biết đến là nơi linh thiêng do đó khách du lịch cần chú ý một số điểm sau:

Không ăn mặc phản cảm, tránh những trang phục có quá nhiều màu sắc, lòe loẹt, ngắn cũn cỡn làm mất đi tính thanh tịnh, trang nghiêm của chùa Keo.
Không tự ý giẫm đạp lên cây trồng trong khuôn viên, bẻ cành hay cầm nắm, lấy đi bất cứ đồ vật nào khi chưa được sự cho phép của sư thầy.
Không để chân lên bàn ghế kê trong chùa. Nếu có rác cần vứt đúng nơi quy định để tránh gây ra ô nhiễm môi trường.
Đến chùa để tâm thanh tịnh, an yên do đó du khách nên tận hưởng cảnh chùa thay vì cười đùa, nói năng to tiếng.
Chùa Keo

Nên ăn mặc kín đáo đến chùa để thể hiện tấm lòng thành kính.

Bài viết này đã giới thiệu đến bạn một trong những quần thể kiến trúc tâm linh đẹp và quy mô nhất Việt Nam. Nếu có thời gian rảnh bạn đừng quên ghé qua ngôi chùa với lịch sử gần 400 năm tuổi cổ kính này nhé!

Tác giả: Trương Hương Ly
*Bài viết tham gia chương trình Traveloka Golocal

Traveloka Golocal là chương trình viết blog giới thiệu những địa điểm đẹp trên khắp đất nước Việt Nam, thuộc khuôn khổ chương trình Traveloka Go & Share. Đây là cơ hội tuyệt vời để quảng bá du lịch địa phương đến mọi người. Với mỗi bài viết đạt yêu cầu bạn sẽ nhận ngay 800.000 VND và cơ hội làm Cộng tác viên với Traveloka. Thông tin chi tiết về chương trình xem tại: https://trv.lk/golocal

Trong bài viết này

• Chùa Keo ở đâu?
• Lịch sử chùa Keo
• Chùa Keo Thái Bình thờ ai?
• Kiến trúc độc đáo của chùa Keo
• Nên đến Chùa Keo vào thời điểm nào?
• Cách thức di chuyển đến chùa Keo
• Những lưu ý khi đến chùa Keo

Các chuyến bay nổi bật trong bài viết này

Sun, 11 May 2025
Vietravel Airlines
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.241.753 VND
Đặt Ngay
Fri, 9 May 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.328.602 VND
Đặt Ngay
Wed, 21 May 2025
Vietnam Airlines
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.775.418 VND
Đặt Ngay
Khách sạn
Vé máy bay
Things to Do
Luôn biết thông tin mới nhất
Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để biết thêm các khuyến nghị về du lịch và phong cách sống cũng như các chương trình khuyến mãi thú vị.
Đăng ký