0

Sói

22 Mar 2024 - 16 min read

Khám phá Hòn Đá Bạc - Cụm đảo có niên đại 180 triệu năm.

Du lịch Cà Mau không chỉ có vùng Đất Mũi - “Ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm” với cột mốc cực nam mà bất cứ anh em yêu du lịch nào cũng muốn đến check-in. Tiếp nối hành trình khám phá vẻ đẹp hoang sơ của mảnh đất Cà Mau cuối trời tổ quốc, mình đã đặt chân đến Hòn Đá Bạc, một cụm đảo đã có niên đại khoảng 180 triệu năm và cũng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp hoang sơ mà thiên nhiên ưu ái ban tặng, Hòn Đá Bạc còn có nhiều công trình di tích lịch sử, văn hóa cùng nhiều câu chuyện ký thú được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Tượng Lưỡng long tranh châu

Tượng Lưỡng long tranh châu tại Hòn Đá Bạc

Đường đi đến Hòn Đá Bạc

Hòn Đá Bạc nằm trong địa phận ấp Kinh Hòn thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Đây là cụm đảo nằm ở phía Tây với diện tích khoảng 6.43 ha, gồm Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Bạc và Hòn Đá Bạc Lẻ. Theo người dân chia sẻ, sở dĩ nơi đây được gọi là Hòn Đá Bạc là bởi vì khi ngư dân đánh cá xa bờ nhìn về cụm đảo thì thấy ánh sáng phản chiếu màu bạc lấp lánh.

Vị trí Hòn Đá Bạc trên bản đồ

Vị trí Hòn Đá Bạc trên bản đồ

Từ trung tâm thành phố Cà Mau đến đây chỉ mất khoảng hơn 1 giờ đi taxi, phần lớn lộ trình xe di chuyển trên tuyến QL1A nên khá nhanh, các phương tiện cùng di chuyển trên tuyến đường này cũng không quá đông đúc.

Nơi đây được công nhận là di tích cấp Quốc Gia

Nơi đây được công nhận là di tích cấp Quốc Gia

Các hoạt động tham quan tại Hòn Đá Bạc

Sau khi đến cổng chào Khu di tích lịch sử Quốc gia Hòn Đá Bạc, mình đi bộ ra hòn để vừa đi vừa ngắm cảnh. Ngoài ra, các bạn có thể lựa chọn đi xe điện, mỗi lượt chỉ với 20 cành.

hòn Đá Bạc

Cổng chào Hòn Đá Bạc

Xe điện dịch vụ phục vụ du khách

Xe điện dịch vụ phục vụ du khách

Đi bộ trên cầu nối đất liền ra Hòn đá bạc, hai bên là biển tây sóng vỗ rì rào. Trước tầm mắt là hòn Đá Bạc xanh tươi nằm giữa mây trời cực nam tổ quốc. Đây cũng là lần đầu tiên mình trải nghiệm cảm giác đi giữa biển là như thế nào.

Chiếc cầu nối đất liền và cụm đảo

Chiếc cầu nối đất liền và cụm đảo

hòn Đá Bạc

Đứng trên cầu nhìn về phía biển

Viếng Lăng Ông Nam Hải

Địa điểm đầu tiên mà mình ghé thăm tại Hòn Đá Bạc đó chính là Lăng Ông Nam Hải. Dù là một tỉnh miền tây sông nước, nhưng Cà Mau cũng có thêm 3 mặt giáp biển cùng với ngư trường Cà Mau - Kiên Giang giàu tôm cá. Nghề đánh bắt hải sản xa bờ từ lâu đã là hoạt động kinh tế quan trọng của người dân nơi đây. Vì thế Cá Voi hay Cá Ông được người dân suy tôn như một vị thần giúp họ trong những lần xa khơi bám biển được thuận lợi và bình an.

Kiến trúc cổ kính và trang nghiêm

Kiến trúc cổ kính và trang nghiêm

Lăng Ông trên Hòn Đá Bạc được xây dựng trang trọng và cổ kính, lợp mái ngói hai tầng màu xanh ngọc bích với 8 đầu đao hình rồng. Phía trước lăng cũng có 2 bức tượng rồng lớn nằm dọc theo bậc thang.

Sân trước Lăng Ông

Sân trước Lăng Ông

hòn Đá Bạc

Những mái đao hình rồng

Bên trong lăng được chia làm ba gian với 3 cửa vào theo kiểu “Tam Quan”, căn giữa chính là căn lớn nhất.

Không gian bên trong Lăng Ông Nam Hải

Không gian bên trong Lăng Ông Nam Hải

Nằm ở vị trí trung tâm là tiêu bản xương cá Ông với chiều dài khoảng 13m, bên trái là gian thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bên phải là gian thờ quốc tổ Hùng Vương và có cả ảnh của Ông Nguyễn Trung Trực.

Một góc trong lăng

Một góc trong lăng

Xương cá Ông dạt vào bờ biển Cà Mau

Xương cá Ông dạt vào bờ biển Cà Mau

Vua Hùng và anh hùng Nguyễn Trung Trực

Vua Hùng và anh hùng Nguyễn Trung Trực

Theo người dân kể lại, vào năm 1996 cá Ông đã cứu 5 ngư dân gặp nạn khi đánh bắt trên biển. Đây là sự kiện hoàn toàn có thật và được ông Nguyễn Văn Hùng, chủ ghe kể lại. Trong lăng Ông cũng có treo bia đá khắc tờ tường thuật của chú Hùng nhằm ghi nhớ ơn Đức của Ông cứu giúp. Hằng năm vào ngày 23 tháng 5 âm lịch, người dân Cà Mau đều tổ chức lễ hội Nghinh Ông vô cùng long trọng.

hòn Đá Bạc

Câu chuyện được kể lại từ người trong cuộc

Tham quan Bảo tàng Công An Nhân Dân - Những dấu ấn về chuyên án CM12

Phía trước Bảo tàng Công An Nhân Dân tại Hòn Đá Bạc

Phía trước Bảo tàng Công An Nhân Dân tại Hòn Đá Bạc

Trước sân của Bảo tàng Công An Nhân Dân là Tượng đài chiến thắng bảo vệ tổ quốc chuyên án CM12, ghi dấu chiến công của quân và dân ta đã thành công đập tan âm mưu của thế lực phản gián.

Tượng đài chiến thắng chuyên án CM12

Tượng đài chiến thắng chuyên án CM12

Bên trong bảo tàng là nơi lưu giữ và trưng bày những hiện vật về chuyên án CM12. Bao gồm các thiết bị liên lạc, hỗ trợ và phục vụ chiến đấu. Những chiếc xe máy, tranh ảnh cùng với các tư liệu liên quan.

Tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc

Tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc

hòn Đá Bạc

Thiết bị truyền thông thời xưa

Phương tiện di chuyển trên bộ và đường thủy

Phương tiện di chuyển trên bộ và đường thủy

2 chiếc xe đã không còn biển số

2 chiếc xe đã không còn biển số

Máy đánh chữ thời chiến

Máy đánh chữ thời chiến

Vũ khí mà cán bộ tịch thu được

Vũ khí mà cán bộ tịch thu được

Những bức tranh về một thời hoa lửa

Những bức tranh về một thời hoa lửa

hòn Đá Bạc

Tranh phủ thờ Hồ Chủ Tịch

Trước lối vào Hòn Đá Bạc cũng có một bia đá di tích, tóm tắt lại sự kiện chuyên án CM12, khi đến đây hãy dành chút thời gian đọc qua để đỡ “bỡ ngỡ” khi tham quan bảo tàng nhé ^^

Bia di tích

Bia di tích

Hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ của vùng biển cực Nam

Ngắm nhìn mây trời và sóng biển

Ngắm nhìn mây trời và sóng biển

hòn Đá Bạc

Khung cảnh thanh bình miền cực Nam

Trên hòn có rất nhiều cây cổ thụ

Trên hòn có rất nhiều cây cổ thụ

Nét đẹp hoang sơ

Nét đẹp hoang sơ

Cho đến thời điểm hiện tại, Hòn Đá Bạc vẫn giữ được cho mình vẻ đẹp hoang sơ vốn có. Nếu không gian trên đảo được bao trùm bởi màu xanh của những cánh rừng nguyên sinh thì bao quanh đảo là những tảng đá Granite với nhiều hình dáng độc lạ nối nhau ra biển. Dưới ánh nắng của mặt trời, những hòn đá ở đây ánh lên một màu bạc rất đẹp.

hòn Đá Bạc

Từng con sóng bạc đầu vỗ vào bờ đá

mỏm đá

Những mỏm đá vươn xa về phía biển

Nối tiếp nhau đá và đá…

Nối tiếp nhau đá và đá…

 lấp lánh dưới ánh mặt trời

…cùng lấp lánh dưới ánh mặt trời

Tảng đá Bàn tay tiên

Tảng đá Bàn tay tiên

Đá Bàn chân tiên

Đá Bàn chân tiên

Khi đến du lịch tại Hòn Đá Bạc bạn sẽ vô cùng bất ngờ với khối đá hình bàn tay người với đầy đủ 5 ngón. Nó được người dân nơi đây gọi là bàn tay tiên. Từng cơn sóng vỗ bọt trắng xóa vào bờ đá càng làm cho khung cảnh nơi đây thêm thơ mộng.

Khi thả bộ tham quan quanh Hòn Đá Bạc, hít thở không khí trong lành và cảm nhận sự bình yên của vùng biển cực nam thì bình còn gặp tượng thờ Phật mà người dân lập trên đảo.

hòn Đá Bạc

Tượng Phật Thích Ca

Tượng Phật Bà Quan Âm

Tượng Phật Bà Quan Âm

Từ vị trí của Hòn Đá Bạc, phóng tầm mắt ra xa về biển cả sẽ bắt gặp những chuyến tàu của bà con ngư dân Cà Mau.

hòn Đá Bạc

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi…

Căng buồm cùng gió khơi”

… Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Câu cá trên Hòn Đá Bạc

Bên cạnh việc tham quan các địa điểm di tích, nhìn ngắm cảnh quan thiên nhiên thì đến với Hòn Đá Bạc bạn còn có thể trải nghiệm hoạt động câu cá. Vùng biển nơi đây rất nhiều tôm cá, mình thấy có rất nhiều người dân và du khách ngồi câu cá trên các mỏm đá quanh hòn.

Người dân địa phương và du khách câu cá

Người dân địa phương và du khách câu cá

Buổi chiều ngồi câu cá, hóng gió biển, ngắm mặt trời lặng dần khuất sau đường chân trời. Đối với những ai yêu thích câu cá thì đây là một dịp không thể bỏ qua.

Khép lại hành trình khám phá Hòn Đá Bạc bằng trải nghiệm ẩm thực

Sau một ngày dài loanh quanh khám phá trên Hòn Đá Bạc thì bụng đã bắt đầu đói rồi ạ. Đây là huyện nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản trọng điểm của tỉnh Cà Mau nên một bữa tiệc hải sản cùng đồng bọn là không thể thiếu.

Các món ăn được chế biến từ hải sản sống nên vô cùng tươi ngon. Đừng quên thưởng thức đặc sản cua Cà Mau để chuyến du lịch của bạn thêm phần trọn vẹn nhé. Sò huyết, vẹm, sò mai, tôm, cá bóp, mực… cũng là một trong những lựa chọn hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua khi du lịch Hòn đá bạc Cà Mau.

Vô cùng tươi ngon

Vô cùng tươi ngon

hòn Đá Bạc

Dai giòn sần sật

Cua ngọt và rất chắc thịt

Cua ngọt và rất chắc thịt

Tổng kết lại hành trình khám phá Hòn Đá Bạc - Cà Mau, mình thấy khá hài lòng với chuyến tham quan này. Không gian trên Hòn Đá Bạc vẫn còn gìn giữ được nét hoang sơ, mang đến cho mình một cảm giác rất yên bình. Tuy nhiên các dịch vụ ăn uống, lưu trú trên đảo còn hạn chế nhưng do cách đất liền không xa nên cũng không phải là điều đáng bận tâm. Du lịch khám phá Hòn Đá Bạc không thu phí vào cổng, bạn chỉ mất phí gửi xe hoặc phí dịch vụ đi xe điện nếu có nhu cầu.

Cảnh hoàng hôn tại Hòn Đá Bạc

Cảnh hoàng hôn tại Hòn Đá Bạc

Không ồn ào náo nhiệt, Cà Mau đón tiếp du khách bằng những cảnh quan thiên nhiên mộc mạc, bằng sự nồng hậu và chân chất của người dân. Hy vọng rằng Hòn Đá Bạc sẽ tiếp tục giữ được vẻ đẹp vốn có của mình, nếu có dịp đặt chân đến Cà Mau thì bạn đừng quên ghé thăm cụm đảo có niên đại 180 triệu năm này nhé. Đừng quên đặt vé xe khách đi Cà Mau tại Traveloka để tiết kiệm thêm chi phí cho hành trình khám phá mảnh đất cực Nam tổ quốc.

Tác giả: Quách Tịnh Như

*Bài viết tham gia chương trình Traveloka Golocal

Traveloka Golocal là chương trình viết blog giới thiệu những địa điểm đẹp trên khắp đất nước Việt Nam, thuộc khuôn khổ chương trình Traveloka Go & Share. Đây là cơ hội tuyệt vời để quảng bá du lịch địa phương đến mọi người. Với mỗi bài viết đạt yêu cầu bạn sẽ nhận ngay 800.000 VND và cơ hội làm Cộng tác viên với Traveloka. Thông tin chi tiết về chương trình xem tại:https://trv.lk/golocal

Khách sạn
Vé máy bay
Things to Do
Luôn biết thông tin mới nhất
Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để biết thêm các khuyến nghị về du lịch và phong cách sống cũng như các chương trình khuyến mãi thú vị.
Đăng ký