Được mệnh danh là vùng đất tâm linh có tiếng ở Việt Nam, núi Cấm ở An Giang từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch được nhiều du khách quan tâm. Không chỉ là địa điểm hành hương của các tín đồ tôn giáo trên cả nước, khu du lịch Núi Cầm là nơi hội tụ nhiều công trình kiến độc và vô số những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ. Nào cùng Traveloka đôi chút về vẻ đẹp và những nét đặc sắc của khu du lịch này nhé!
Núi Cấm còn có tên gọi khác là Thiên Sơn Cấm, tọa lạc tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Khu du lịch Núi Cấm là điểm tham quan tâm linh, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng đón hàng nghìn du khách mỗi năm. Núi Cấm cao chót vót, có độ cao gần 700m nếu so với mực nước biển, thời tiết ở đây phần lớn là mát mẻ và khô thoáng nên rất thuận tiện cho du lịch.
Toàn cảnh khu du lịch Núi Cấm.@Shutterstock
Cái tên Núi Cấm xuất phát từ lời truyền miệng xa xưa trong lịch sử. Tương truyền rằng, Núi Cấm là nơi trú ẩn của chúa Nguyễn khi đối mặt với sự truy đuổi của nghĩa quân Tây Sơn, để bảo vệ sự an toàn cho Chúa Nguyễn, các đại thần thân kính đã tung tin đồn, núi có rất nhiều thú dữ để cấm người dân lên núi, từ đó tên Núi Cấm ra đời.
Núi Cấm nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km và Châu Đốc khoảng 37km. Tùy vào địa điểm xuất phát mà bạn sẽ có những cách di chuyển khác nhau, ở đây chúng ta tạm lấy hai địa điểm là Long Xuyên và Châu Đốc để làm điểm bắt đầu.
Núi Cấm cách trung tâm thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc không xa.@Báo An Giang
Khi đến được điểm du lịch Núi Cấm, bạn có thể lựa chọn 3 cách để di chuyển lên núi Cấm sau đây:
Đi cáp treo: từ năm 2020, cáp treo là phương tiện lên Núi Cấm phổ biến nhất của du khách đến tham quan. Bạn sẽ mua vé cáp treo kết hợp với vé tham quan Núi Cấm để được trải nghiệm phương tiện này. Giá vé hiện nay đang ở mức:
(Lưu ý: Giá vé có thể thay đổi tùy vào thời điểm và chương trình ưu đãi)
Đến núi Cấm bằng cáp treo, bạn sẽ chiêm ngưỡng toàn cảnh núi Cấm hùng vĩ và bao la.@Shutterstock
Đi xe ôm: Bạn có thể bắt xe ôm trên đường lên Núi Cấm nếu bạn muốn muốn ngắm khung cảnh đoạn đường lên núi. Bạn nên bắt những tài xế mời bạn đi trên đường lên núi vì đó là người có kinh nghiệm lên xuống núi nên rất thuộc đường. Giá xe ở đây thường ở mức trung bình 50.000 VND/chuyến xe 1 chiều (tùy thời điểm), bạn nên thương lượng trước với tài xế để thỏa thuận trước mức giá.
Đi bộ: Nếu bạn là người đam mê vận động và mong muốn có được nhiều thời gian ngắm cảnh hơn, bạn có thể chọn cách đi bộ. Nhưng, bạn phải phải vượt qua nhiều bậc thang trên đoạn đường đấy và có thể mất cả một buổi mới đến nơi đây.
Để chuyến tham quan khu du lịch Núi Cấm được có nhiều trải nghiệm thú vị, bạn có thể đến Núi Cấm vào những thời điểm sau đây:
Núi Cấm đẹp nhất vào 3 tháng đầu năm.@Tổng cục du lịch
Nếu bạn sắp có chuyến du lịch An Giang trong tương lai, nhất định đừng bỏ lỡ những điểm tham quan hấp dẫn ở khu du lịch Núi Cấm nhé bạn!
Chùa Phật Lớn được xây dựng từ năm 1912, sở hữu nét kiến trúc cổ kính, mang đậm phong cách Á Đông. Nơi đây nổi bật với bức tượng Di Lặc khổng lồ cao 33m. Tượng Phật được phủ một tông màu trắng sang trọng, tượng có khuôn mặt hiền hòa với nụ cười ấn tượng ai nhìn cũng cảm thấy tinh thần được thư thái, bình yên.
Tượng Phật nổi tiếng ở chùa Phật Lớn.@Shutterstock
Đây là ngôi chùa có kiến trúc hoành tráng nhất trên đỉnh núi Cấm, được xây dựng vào năm 1927. Với kết cấu 9 tầng tính luôn cả tầng trệt và tầng nóc, chùa Vạn Linh gần như là địa điểm cao nhất nhì núi Cấm, đứng trên tầng cao nhất của chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cả vùng núi Cấm rộng lớn và bao la.
Chùa Vạn Linh có nét kiến hoành tráng.@Shutterstock
Nằm trên đỉnh cao nhất của đỉnh núi Cấm, Vồ Bồ Hong là điểm đến mà du khách nào cũng muốn được ghé thăm một lần. Lên đến Vồ Bồ Hong, bạn sẽ thu về tầm mắt của mình chùa Phật Lớn với tượng Phật to lớn và hồ Thủy Liêm yên ả nên thơ. Nếu bạn đến Vồ Bồ Hong vào những ngày trời trong, bạn còn có thể ngắm nhìn cả Hà Tiên ở phía xa xa. Để di chuyển lên Vồ Bồ Hong, bạn phải đi một đoạn đường khoảng 2km và vượt qua vài con dốc, tuy hơi xa nhưng đến nơi rồi đảm bạn phải cảm thán về vẻ đẹp của nơi đây.
Du khách tham quan và chụp ảnh tại Vồ Bồ Hong.@Fanpage Du Lịch Núi Cấm
Hồ Thủy Liêm là hồ nước thiên nhiên có diện tích rộng khoảng 60.000m², nằm ngay trước chùa Phật Lớn. Nếu bạn đến viếng chùa Phật Lớn, hồ có sức chứa khoảng 300.000m³ nước, đây cũng là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho người dân ở vùng đất này.
Một góc hồ Thủy Liêm.@Shutterstock
Với vị trí ở gần các khu chùa lớn của núi Cấm, hồ Thủy Liêm là điểm phóng sinh cá mỗi dịp xuân về. Ngoài cá phóng sinh ra, hồ nước lớn này còn là nơi sinh sống của nhiều loài cá khác nhau, bao gồm cả cá lóc cỡ to, những đàn cá ở hồ hiện đang được bảo vệ bởi ban quản lý khu du lịch núi Cấm với mục đích bảo tồn thiên nhiên và nét đặc trưng của hồ Thủy Liêm.
Khu du lịch Lâm Viên tọa lạc trên đỉnh núi Cấm. Đến đây du khách sẽ được vui chơi thỏa thích tại công viên nước Thanh Long nằm giữa núi rừng của khu du lịch. Khu du lịch Lâm Viên có diện tích 20ha, đây là một trong những địa điểm vui chơi giải trí quy mô ở khu Núi Cấm với nhiều trò chơi và hoạt động thú vị tại hồ tạo sóng nhân tạo, suối thác nhân tạo, khu vui chơi Amazon.
Cổng chào của khu du lịch Lâm Viên.@Fanpage Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm
Khi tham quan khu du lịch núi Cấm, bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản An Giang vô cùng hấp dẫn như:
Bánh xèo rau rừng ở Núi Cấm (An Giang) có kích thước to, vỏ bánh vàng ươm và giòn tan. Nhân bánh xèo đầy ụ thịt, tôm, nấm, giá,... Điểm nhấn của món ngon này chính là rau rừng, bánh sẽ được cuốn ăn cùng với các loại lá cây như lá cóc, lá xoài,... kèm theo một số loại rau thơm phổ biến. Cuốn một cuộn bánh xèo to to với rau rừng chấm cùng nước mắm chua ngọt, ăn vào một miếng thì đúng là tuyệt vời.
Bánh xèo rau rừng ở khu du lịch Núi Cấm - Món ngon không thể bỏ qua.@Shutterstock
Bún cá An Giang là đặc sản nức tiếng mà đi đến nơi nào của miền đất tâm linh này bạn phải đừng quên nếm thử, kể cả khu du lịch Núi Cấm. Bún cá có màu vàng bắt mắt của bột, nước dùng đậm đà vị mắm ruốc nhè nhẹ, bên trên có thêm phần thịt cá đầy thịt.
Bún cá An Giang ở núi Cấm thơm ngon đậm vị.@Shutterstock
Bún cá thường được ăn cùng các loại rau sống như rau quế, bông điên điển, giá và một ít rau muống bào. Bún sẽ ngon hơn khi có chút thịt heo quay và ớt tươi ăn cùng, đảm bảo chỉ một tô là bụng no ứ ự, nhưng miệng thì vẫn muốn ăn thêm vì hương vị đúng là khó quên.
Ốc núi là loại ốc chỉ xuất hiện trên núi Dài và núi Cấm ở An Giang. Ốc núi chỉ có kích cỡ dài bằng bằng ngón tay cái nhỏ, thường dễ tìm vào ban đêm trên các mặt đất ẩm ướt hoặc hang hốc và bụi chuối.
Ốc núi - Loại ốc chỉ có ở núi Cấm (An Giang).@Fanpage Quán Hải Sản- Phố Nướng Châu Đốc
Ốc núi mập thịt, phần thịt giòn và ngọt, không có mùi tanh nhiều, chỉ cần ăn luộc cũng ngon hết sảy. Nhưng, ăn đúng điệu vùng núi Cấm thì phải ăn ốc núi luộc lá chúc (một loại lá vị như lá chanh) ốc sẽ giòn ngọt và có mùi the the của lá chúc, chấm thêm cùng một chút muối tiêu chanh có chút ớt thì chỉ có kêu thêm vài dĩa nữa mới đủ thưởng thức.
Ếch nướng thì không có gì lạ, những ếch nướng theo phong cách người dân Núi Cấm mới lạ. Ếch ở vùng Núi Cấm rất nhiều, ếch được bắt về làm sạch phần da và ruột, sau đó nhồi thêm thịt heo, lá chúc, nghệ và sả và được nướng lên. Ếch nướng lên ngọt thịt, phần da bên ngoài xém xém chút lửa than, bên trong đầy ụ nhân và thơm lừng mùi lá gia vị, ngon đến khó quên.
Ếch nướng ở gần khu du lịch núi Cấm - Món nướng mang hương vị làm bao du khách nhớ nhung.@Báo Thanh Niên
Núi Cấm là ngọn núi gắn liền với nhiều câu chuyện bí ẩn và những ngôi chùa (đền) nổi tiếng của mảnh đất An Giang. Qua bài viết vừa rồi, Traveloka đã cung cấp đến bạn một số kinh nghiệm tham quan khu du lịch Núi Cấm, mong là những thông tin này sẽ có giúp bạn có được chuyến đi đầy thú vị ở vùng núi đầy bí ẩn của An Giang. Lên ngay Traveloka để đặt vé máy bay với mức giá ưu đãi hấp dẫn và bắt đầu hành trình liền nào bạn ơi!
Xem thêm: