Nằm cách trung tâm thành phố Huế 35 km về hướng Bắc, làng cổ Phước Tích nằm lặng lẽ bên bờ sông Ô Lâu, địa phận chia cắt tỉnh Thừa Thiên - Huế và tỉnh Quảng Trị. Với tuổi đời trên 500 năm và đã được xếp hạng di tích quốc gia, nhưng làng cổ Phước Tích vẫn chưa được nhiều du khách biết tới. Nhưng chính vì thế, tới đây, chúng tôi lại có cảm giác bình yên đến lạ, trốn xa khỏi sự xô bồ của những khu du lịch sầm uất.
Một buổi sáng mùa xuân, chúng tôi lên đường đến với làng cổ Phước Tích theo lời giới thiệu của lễ tân khách sạn. Chỉ sau 40 phút lướt vun vút trên quốc lộ 1A, chúng tôi đã có mặt tại cổng vào khu làng cổ.
Chúng tôi men theo con đường mòn, tìm đến làng cổ Phước Tích trong buổi sáng mùa xuân. @Traveloka
Đường vào ngôi làng cổ là một con đường thẳng, không mấy quanh co. @Traveloka
Xuyên qua cánh cổng ẩm thấp mùi rêu cũ của Phước Tích. @Traveloka
Ngôi làng gần như tách biệt hoàn toàn với sự ồn ã của phố thị, thay vào đó, là những tán cây xanh mướt bên lối đi, một bên là sông Ô Lâu yên ả.
Ngôi làng cổ dần hiện ra với khung cảnh bình dị. @Traveloka
Lơ đễnh trước một Phước Tích an yên, một bên là tán cây xanh mướt một bên là sông Ô Lâu yên ả. @Traveloka
Mặc dù hơn 500 năm tuổi nhưng làng cổ Phước Tích vẫn còn lưu giữ vẹn nguyên văn hoá làng nghề, với hệ thống đình, chùa, đền, miếu, nhà rường cổ, điển hình của thôn quê Bắc Trung Bộ.
Nơi đây còn lưu giữ nét cổ xưa của thôn quê Bắc Trung Bộ. @Traveloka
Đặc biệt với nghề gốm truyền thống nên họa tiết cũng vì thế mà được tạo thành từ hàng nghìn mảnh gốm nhỏ. @Traveloka
Từng mái nhà xưa cũ cũng được trang trí cầu kỳ với rồng bay, phượng múa. @Traveloka
Qua đôi bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân đã cho ra đời nhiều tác phẩm được trang trí độc đáo. @Traveloka
Họa tiết hình rồng xuất hiện ở nhiều nơi. @Traveloka
Chúng tôi được giới thiệu tham quan tới 27 ngôi nhà cổ với tuổi đời 100 - 200 năm, được chạm trổ tinh xảo ở những chi tiết như tường và xà nhà. Hầu hết những ngôi nhà ở làng Phước Tích đều là nhà rường 3 gian 2 chái, với cấu trúc nhà vườn đặc trưng của người Huế.
Làng cổ Phước Tích có hơn 20 nhà rường khác nhau với tuổi đời từ 100 đến 200 năm tuổi. @Traveloka
Hầu hết những ngôi nhà rường ở Phước Tích đều là nhà 3 gian 2 chái. @Traveloka
Những ngôi nhà xưa nằm nép mình sau những tán cây rậm rạp. @Traveloka
Ngang qua những chái nhà cổ kính để thấy tâm hồn bình yên đến lạ. @Traveloka
Dưới những nhà rường là nơi kết tinh văn hóa của trăm năm xưa cũ. @Traveloka
Cứ thế, từng chút một, chúng tôi khám phá ra những giá trị sâu sắc còn tồn đọng ở Phước Tích. @Traveloka
Vào thăm làng, ngạc nhiên hơn nữa là người dân nơi đây rất hiếu khách. Tới thăm ngôi nhà trưng bày gốm cổ của gia đình bác Lê Trọng Diễn, cả nhóm được bác giới thiệu tới bộ sưu tập gốm cổ có tuổi đời lên tới 100 năm. Gốm Phước Tích nổi tiếng bởi độ bền và tinh xảo, bởi được làm bằng tay và đun bằng củi. Tuy nhiên, cả làng Phước Tích nay chỉ còn gia đình bác Diễn là còn làm gốm.
Cả làng Phước Tích khi xưa là một ngôi làng có truyền thống làm gốm. @Traveloka
Chúng tôi đến thăm ngôi nhà trưng bày gốm cổ của gia đình bác Lê Trọng Diễn. @Traveloka
Phía trước gian nhà được tận dụng tối đa để trưng bày các sản phẩm làm từ gốm. @Traveloka
Một gian phòng khác trong căn nhà cũng được làm nơi trưng bày gốm. @Traveloka
Rất nhiều mẫu gốm được trưng bày ở đây. @Traveloka
Có những mẫu vật có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. @Traveloka
Gốm ở Phước Tích nổi tiếng bởi độ tinh xảo, được làm bằng tay và đun củi gỗ. @Traveloka
Bác Diễn bên bộ sưu tập gốm của mình. @Traveloka
Bác Diễn nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm ngôi nhà cổ kính cùng những mẫu vật gốm lâu năm. @Traveloka
Bộ sưu tập "quý hơn vàng" bởi giờ trong làng chỉ còn gia đình bác Diễn còn làm gốm. @Traveloka
Trong ngôi làng còn có miếu Hiển Linh với cây thị hơn 500 tuổi và biểu tượng Yoni - dấu tích tín ngưỡng còn sót lại của người Chăm nơi đây.
Nhìn từ phía ngoài miếu Hiển Linh cùng cây thị 500 tuổi. @Traveloka
Nơi đây vẫn còn sót lại biểu tượng Yoni, dấu tích tín ngưỡng của người Chăm cũ từng sinh sống. @Traveloka
Điều đáng nhớ nhất trong chuyến tham quan không chỉ là những di tích được bảo tồn nguyên vẹn, mà chính là sự yên tĩnh, vắng vẻ của “khu du lịch” này, bởi trong cả buổi sáng hôm ấy, chỉ có hai đoàn tham quan đến với làng cổ Phước Tích, đều được ban quản lý làng cổ đón tiếp, mời trà nồng hậu.
Một số lưu ý khi tham quan:
Huế còn có gì ăn-chơi-xem nhỉ? Nếu muốn biết lịch trình chi tiết một ngày khám phá những di sản nổi tiếng ở Huế, hãy download cẩm nang khám phá Huế của Traveloka nhé!