Trải dài trên dải đất hình chữ S, Việt Nam tự hào sở hữu một kho tàng di sản vô giá với hàng nghìn làng nghề truyền thống. Mỗi làng nghề tựa một bức tranh sống động, nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa độc đáo của dân tộc, là chứng nhân cho hành trình lịch sử hàng trăm năm, đồng thời khắc họa tài nghệ điêu luyện của các bậc nghệ nhân tài hoa.
Từ những làng gốm với những sản phẩm mang hồn đất, làng mộc với những đường nét chạm khắc tinh xảo, đến làng dệt với những tấm vải thổ cẩm rực rỡ sắc màu, hãy cùng Traveloka tìm hiểu rõ nét hơn về 15 làng nghề được giới thiệu dưới đây nhé!.
Làng gốm Bát Tràng nằm bên bờ sông Hồng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 700 năm, nổi tiếng kỹ thuật làm gốm điêu luyện để tạo ra những sản phẩm chất lượng, đẹp mắt. Điểm độc đáo của sản phẩm gốm tại đây đến từ sự độc đáo của men gốm là men tro, tạo thành từ tro trấu của làng Quế, làng Lường trộn với đất sét trắng, vôi sống và một số nguyên liệu khác để tạo nên 5 loại men với nhiều sắc độ tuyệt đẹp khác nhau: men nâu, men lam, men rạn, men ngọc, men trắng.
Làng gốm Bát Tràng | Nguồn: Traveloka
Trải qua các triều đại và biến cố lịch sử, làng nghề này không ngừng đổi mới và sáng tạo, tạo ra những sản phẩm gốm phong phú, đa dạng cả về mẫu mã lẫn công năng, từ đồ thờ cúng, đồ gia dụng cho đến những tác phẩm trang trí mang giá trị văn hóa cao. Bát Tràng ngày nay là một làng nghề thủ công nổi tiếng, vừa lưu giữ được các nét truyền thống vừa kết hợp với xu hướng hiện đại để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Những sản phẩm gốm tại đây không chỉ là vật dụng hằng ngày mà còn là tác phẩm nghệ thuật, phản ánh sự tài hoa và óc sáng tạo của các nghệ nhân. Để có thể trải nghiệm nơi đây, du khách có thể đặt Tour ngày tham quan Thành Phố Hà Nội có hướng dẫn viên với điểm dừng chân là tại làng nghề truyền thống nổi tiếng này và tìm hiểu về quy trình sản xuất gốm truyền thống từ khâu nhào đất, tạo hình, đến nung gốm trong các lò đặc biệt. Ngoài ra, việc trực tiếp tham gia làm gốm cùng các nghệ nhân là trải nghiệm thú vị, giúp du khách cảm nhận sâu sắc sự kỳ công và tâm huyết trong từng sản phẩm gốm sứ. Qua đó, bạn không chỉ học được những kiến thức về gốm mà còn thấy rõ giá trị văn hóa và lịch sử quý báu mà làng nghề này mang lại.
Tour Ngày Tham Quan Thành Phố Hà Nội kèm Hướng Dẫn Viên | Việt Nam
Dong Da District
Xem giá
Cách di chuyển:
Mon, 19 May 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.380.539 VND
Mon, 12 May 2025
Vietravel Airlines
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.481.288 VND
Wed, 21 May 2025
Vietnam Airlines
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.794.825 VND
Sau khi tham quan làng gốm Bát Tràng, du khách cũng có thể ghé thăm những địa điểm khám phá Hà Nội hấp dẫn khác thông qua các tour du lịch Hà Nội giá tốt, chất lượng từ Traveloka sau đây:
Làng Vòng nằm tại quận Cầu Giấy, từ lâu đã nổi tiếng là cái nôi của nghề làm cốm truyền thống – một món ăn đặc sản của Thủ đô. Được hình thành từ hàng nghìn năm trước, nghề làm cốm ở làng Vòng ban đầu chỉ nhằm mục đích tận dụng cây lúa non bị mưa quật đổ ngã. Tuy nhiên, theo thời gian, cốm làng Vòng trở thành đặc sản quý giá, được yêu thích khắp nơi, đặc biệt trong những dịp lễ, Tết.
Sự phát triển của làng nghề này không chỉ nhờ vào tay nghề khéo léo của người dân, mà còn do cốm mang theo hương vị đặc trưng, tự nhiên và truyền thống mà không nơi nào có được. Hạt cốm xanh mềm mại, thơm nức mùi lúa nếp non, không chỉ là món quà dân dã mà còn chứa đựng tình yêu với đất đai, với làng quê của những người làm nghề. Cốm làng Vòng gắn liền với hình ảnh mùa thu Hà Nội, là biểu tượng của sự thanh khiết, giản dị và hòa hợp với thiên nhiên.
Làng Vòng | Nguồn: Traveloka
Khi đến tham quan làng Vòng, du khách sẽ được tìm hiểu về quy trình sản xuất cốm thủ công, từ việc chọn lúa nếp non đến từng công đoạn rang, giã và sàng sẩy để tạo ra những hạt cốm xanh mướt. Được trực tiếp chứng kiến và tham gia vào quá trình làm cốm cùng người dân làng Vòng sẽ là trải nghiệm độc đáo, giúp du khách cảm nhận sâu sắc hơn sự kỳ công, tâm huyết mà các nghệ nhân đã gửi gắm trong từng hạt cốm.
Cách di chuyển:.
Làng lụa Vạn Phúc tọa lạc bên bờ sông Nhuệ, thuộc quận Hà Đông, là một trong những làng nghề dệt lụa truyền thống lâu đời nhất Việt Nam, với lịch sử hình thành và phát triển hơn 1.000 năm. Theo tương truyền, tổ sư của nghề dệt lụa là bà Lã Thị Nga thuộc dòng dõi Vua Hùng truyền dậy. Theo một số tài liệu khác, bà A Lã Thị Nương - một người con gái đảm đang, với tay nghề dệt lụa khéo léo từ Cao Bằng đến làm dâu tại Vạn Phúc, đã hướng dẫn người dân trong vùng cách dệt lụa. Từ đó, nơi đây đã trở thành địa điểm sản xuất lụa tơ tằm nổi tiếng, được lựa chọn để làm trang phục cho vua chúa và giới quý tộc.
Làng lụa Vạn Phúc | Nguồn: Traveloka
Trải qua bao biến động lịch sử, làng lụa Vạn Phúc vẫn duy trì và phát triển nghệ thuật dệt lụa tinh xảo, sản xuất ra những loại lụa mềm mịn, nổi tiếng nhất là lụa vân óng ả với chất liệu mỏng mịn, không nhăn, không dạt sợi, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Vạn Phúc không chỉ là nơi bảo tồn nghề truyền thống mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với những người yêu thích nghệ thuật dệt lụa thủ công.
Sự tồn tại của làng nghề Vạn Phúc góp phần bảo tồn truyền thống và tôn vinh tài năng của các nghệ nhân Việt Nam. Những sản phẩm lụa Vạn Phúc, từ áo dài truyền thống đến khăn quàng, túi xách, đều mang trong mình vẻ đẹp tinh tế, mềm mại và bền bỉ của lụa tơ tằm tự nhiên. Khi tham gia Tour nửa ngày làng tơ lụa Vạn Phúc trên Traveloka, du khách có cơ hội khám phá quy trình dệt lụa công phu và tinh xảo, từ việc chọn sợi, nhuộm màu cho đến dệt thành phẩm, giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về nghề thủ công này, đồng thời có được những trải nghiệm quý giá để tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Cách di chuyển:
Làng gốm Phù Lãng nằm tại huyện Quế Võ, có lịch sử hơn 700 năm, xuất hiện từ cuối thời nhà Trần và đầu nhà Lê. Theo tương truyền, nghề gốm tại Phù Lãng ra đời nhờ sự sáng tạo của tổ nghề Lưu Phong Tú, người đã truyền dạy kỹ thuật làm gốm sau khi đi sứ trở về từ Trung Quốc. Trải qua bao thăng trầm, làng gốm vẫn giữ được nét cổ xưa, kỹ thuật làm gốm độc đáo không ngừng phát triển qua các thế hệ.
Làng gốm Phù Lãng | Nguồn: toquoc.vn
Gốm Phù Lãng khác biệt bởi sử dụng xương đất sét đỏ nâu đặc trưng lấy từ vùng Thống Vát, Bắc Giang, sau đó, chở về Phù Lãng qua đường sông Cầu, kết hợp với kỹ thuật luyện nhuyễn và tạo hình thuần thục của những người thợ làng nghề. Những sản phẩm gốm ở đây được phủ lớp men có hoa văn màu da lươn, kết hợp với phương pháp đắp nổi độc đáo, tạo nên sự mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế. Gốm Phù Lãng không chỉ bao gồm đồ dù trong tín ngưỡng như lư hương, đỉnh hay đồ gia dụng như chum, vại, chậu, mà còn có các sản phẩm trang trí nghệ thuật mang đậm hồn quê Việt Nam.
Đến với làng gốm Phù Lãng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các sản phẩm gốm thủ công tuyệt đẹp, học hỏi về nghệ thuật và văn hóa thủ công truyền thống. Không những vậy, du khách còn có cơ hội trực tiếp tham gia vào quá trình làm gốm, tự tay tạo hình các sản phẩm nhỏ như bình hoa, chén bát và mang về làm kỷ niệm hay món quà ý nghĩa để dành tặng bạn bè, người thân. Đây là trải nghiệm độc đáo giúp bạn cảm nhận rõ hơn về sự tỉ mỉ và kỳ công trong từng công đoạn làm gốm.
Cách di chuyển:
Làng tranh Đông Hồ nằm ven sông Đuống ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam, nơi sản sinh ra dòng tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Dòng tranh này đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 400 năm, từng là phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán.
Tranh Đông Hồ được yêu thích bởi nội dung gần gũi với cuộc sống như hình ảnh gà, lợn, cá chép hay các cảnh sinh hoạt làng quê. Tranh được vẽ và in trên giấy dó, một loại giấy truyền thống được chế tác từ vỏ cây dó, kết hợp với màu sắc tự nhiên từ chính thiên nhiên như màu chàm tạo nên từ lá chàm, màu đỏ từ vỏ cây van, màu đen tuyền từ tro voan hoặc lá tre... tạo nên sự gần gũi và sức sống bền bỉ cho tranh Đông Hồ, giúp dòng tranh này không ngừng phát triển qua các thế hệ. Mỗi bức tranh đều mang trong mình một câu chuyện, một bài học nhân văn về lẽ sống, đạo đức và truyền thống gia đình, giáo dục con cháu về các giá trị tốt đẹp.
Làng tranh Đông Hồ | Nguồn: Shutterstock
Đến với nơi đây, du khách có cơ hội trải nghiệm những hoạt động thú vị như tự tay vẽ tranh và tham gia vào quy trình làm tranh cùng các nghệ nhân, xem triển lãm hơn 100 bức tranh Đông Hồ nổi tiếng, tham gia vào lễ hội tranh Đông Hồ Bắc Ninh (diễn ra vào 14 - 16/3 âm lịch hàng năm). Đây là trải nghiệm độc đáo, giúp bạn cảm nhận được sự kỳ công trong từng công đoạn – từ vẽ, in, phơi tranh, cho đến các khâu nhuộm màu thủ công bằng tay. Ngoài ra, làng tranh Đông Hồ còn là nơi lý tưởng để mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm kỷ niệm hoặc tặng người thân. Những bức tranh không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn là những lời chúc tốt lành, truyền tải thông điệp bình an, hạnh phúc.
Cách di chuyển:
Làng nghề truyền thống này nằm ở huyện Kim Sơn, bên cạnh Nhà thờ Phát Diệm, đã có hàng trăm năm lịch sử, nổi tiếng với nghề dệt cói truyền thống. Theo tương truyền, từ năm 1829, doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã tiến hành khai hoang, cải tạo đồng lầy thành vùng đất trồng cói rộng lớn, thích hợp cho việc phát triển nghề dệt chiếu, thảm, túi cói và nhiều sản phẩm thủ công khác. Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, cây cói được chế tác thành những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao, vừa mộc mạc, giản dị vừa gần gũi với thiên nhiên. Qua các thời kỳ, làng nghề vẫn giữ được bản sắc và tinh hoa nghề thủ công, đồng thời cải tiến để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Nghề làm cói độc đáo tại Kim Sơn - Ninh Bình | Nguồn: Shutterstock
Sự tồn tại và phát triển của làng nghề cói Kim Sơn không chỉ đóng góp vào kinh tế địa phương mà còn mang ý nghĩa bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam. Nghề dệt cói ở đây không chỉ là kế sinh nhai mà còn là biểu tượng của sự bền bỉ, kiên trì của người dân nơi vùng đất ven biển. Khi đến tham quan làng nghề, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm quy trình làm ra các sản phẩm từ cói, từ khâu chọn lựa nguyên liệu, phơi cói, đến dệt và hoàn thiện sản phẩm. Tại đây, du khách sẽ học được cách người dân trân trọng và gìn giữ nghề truyền thống, cũng như tình yêu với những giá trị giản dị mà tinh tế của làng quê Việt Nam.
Cách di chuyển:
Bên cạnh làng cói Kim Sơn, Ninh Bình còn có rất nhiều khung cảnh nên thơ của núi non hùng vĩ, dòng sông uốn lượn, và những ngôi chùa cổ kính. Khám phá vẻ đẹp hoang sơ, lịch sử và văn hóa độc đáo của vùng đất này cùng gợi ý tour du lịch Ninh Bình dưới đây từ Traveloka, bạn sẽ có những trải nghiệm khó quên:
Theo tương truyền, nghề thêu tranh đã có từ đầu thế kỷ XX. Mặt hàng chủ lực của làng nghề truyền thống này là các trang phục tôn giáo như màn chân, áo lễ, hoành phi câu đối, bức trướng… Nếu như trước đây, tranh thêu chỉ dùng các loại chỉ màu tự nhiên nhuộm từ củ nâu, củ nghệ, lá móng, vỏ sò thì giờ đây, làng tranh đã ứng dụng thêm nhiều loại chỉ màu nhân tạo để tạo ra nhiều sản phẩm vừa có màu sắc chân thực, lại đa dạng và tinh tế. Những bức tranh thêu Tranh Phú Nhai là minh chứng cho tình yêu quê hương, đất nước và nghệ thuật của người Việt, thể hiện trong từng bức tranh, từng nét vẽ.
Đến với làng nghề truyền thống này, du khách không chỉ được hướng dẫn kỹ thuật làm tranh truyền thống, mà còn hiểu thêm tinh thần gìn giữ văn hóa và lòng yêu nghề. Sự kiên trì của người nghệ nhân, cùng với tình yêu và tâm huyết của họ với nghề đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, giúp ta hiểu sâu sắc hơn về giá trị của việc bảo tồn văn hóa dân gian.
Cách di chuyển:
Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn đã có lịch sử bắt đầu từ thế kỷ XVII khi nghệ nhân người Thanh Hóa tên Huỳnh Bá Quát di cư vào vùng đất này và truyền dạy kỹ thuật chế tác đá cho dân địa phương. Nhờ nguồn tài nguyên đá cẩm thạch phong phú từ núi Ngũ Hành Sơn, người dân Non Nước đã phát triển nghề điêu khắc đá thành một ngành nghề thủ công tinh xảo, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp như tượng Phật, linh vật, đồ trang trí, đồ vật dùng trong đời sống như bình hoa, ấm chén…
Trải qua bao thời kỳ, làng nghề vẫn duy trì được nét truyền thống, đồng thời không ngừng đổi mới để đáp ứng thị hiếu của khách hàng trong nước và quốc tế. Hiện nay, làng nghề có tới hơn 500 cơ sở sản xuất, đồng thời, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Làng đá mỹ nghệ Non Nước - Đà Nẵng | Nguồn: Shutterstock
Sự tồn tại của làng nghề Non Nước không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian Việt Nam. Sở hữu Vé tham quan Bảo tàng điêu khắc đá Non Nước và Ngũ Hành Sơn, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về quy trình chế tác công phu, được quan sát và thậm chí thử sức trong việc tạo ra những tác phẩm đá dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân. Để có thể cảm nhận được sự kết nối bền vững giữa nghệ thuật điêu khắc đá và văn hóa địa phương.
Marble Mountains & Non Nuoc Stone Carving Memory Museum Ticket
Hòa Hải
Xem giá
Cách di chuyển:
Mon, 12 May 2025
Vietravel Airlines
TP HCM (SGN) đi Đà Nẵng (DAD)
Bắt đầu từ 1.046.378 VND
Mon, 19 May 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Đà Nẵng (DAD)
Bắt đầu từ 1.086.278 VND
Tue, 6 May 2025
Bamboo Airways
TP HCM (SGN) đi Đà Nẵng (DAD)
Bắt đầu từ 1.125.432 VND
Đà Nẵng không chỉ có làng đá mỹ nghệ Non Nước, mà còn rất nhiều địa điểm du lịch Đà Nẵng nổi tiếng. Cùng khám phá các tour tham quan, trải nghiệm khác cùng Traveloka:
Làng muối Tuyết Diêm, thuộc xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, là một trong những làng nghề sản xuất muối truyền thống có gần 150 năm tuổi. Nghề làm muối ở đây được hình thành nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, nơi có ánh nắng mạnh, bờ biển dài và khí hậu khô ráo. Người dân Tuyết Diêm đã tận dụng nguồn tài nguyên biển cả để xây dựng cánh đồng muối rộng lớn, từ đó tạo ra những hạt muối tinh khiết, chất lượng cao - đúng như tên gọi Tuyết Diêm có nghĩa là muối trắng như tuyết. Qua thời gian, nghề làm muối tại Tuyết Diêm vẫn được duy trì và phát triển, bất chấp những khó khăn từ biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh từ các phương pháp sản xuất hiện đại.
Sự tồn tại của làng nghề truyền thống Tuyết Diêm không chỉ đóng góp vào kinh tế địa phương mà còn mang lại giá trị văn hóa sâu sắc, minh chứng cho sự kiên nhẫn và lòng yêu nghề của người dân miền biển. Nghề làm muối nơi đây là biểu tượng của sự chịu đựng trước cái nắng cháy rát và sự tỉ mỉ qua từng công đoạn. Khi đến tham quan làng nghề, du khách sẽ được chứng kiến toàn bộ quá trình làm muối truyền thống, từ việc lấy nước biển, lọc cát, đến giai đoạn phơi nắng và thu hoạch.
Cách di chuyển:
Tue, 20 May 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Tuy Hòa (TBB)
Bắt đầu từ 835.905 VND
Mon, 12 May 2025
Vietnam Airlines
TP HCM (SGN) đi Tuy Hòa (TBB)
Bắt đầu từ 1.096.782 VND
Wed, 23 Apr 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Tuy Hòa (TBB)
Bắt đầu từ 6.137.112 VND
Phú Yên không chỉ có làng muối Tuyết Diêm mà còn có vô vàn tour du lịch Phú Yên phù hợp với sở thích của bạn, từ du lịch nghỉ dưỡng, khám phá văn hóa đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo, chỉ có trên Traveloka từ gợi ý sau đây:
Làng hương nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa, huyện Thủy Xuân, Huế, nổi tiếng với nghề làm hương truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Huế. Những nghệ nhân nơi đây, với bàn tay khéo léo và sự kiên nhẫn, đã tạo nên những bó hương nhỏ nhắn nhưng bền bỉ, đẹp mắt.
Làng hương Thủy Xuân | Nguồn: Shutterstock
Mỗi sản phẩm gắn liền với biểu tượng văn hóa, vẻ đẹp và cốt cách của con người Huế. Đến nay, nghề làm hương tại xứ Huế vẫn được giữ gìn và phát triển với giá trị không chỉ nằm ở mặt kinh tế mà còn thể hiện sự bảo tồn di sản văn hóa truyền thống Việt Nam. Khi tham gia Tour tham quan Thành Phố Huế & làng nghề truyền thống trên Traveloka, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng quy trình làm hương tỉ mỉ mà còn có thể sở hữu những bức hình đẹp ấn tượng với sắc hương rực rỡ.
Cách di chuyển:
Wed, 14 May 2025
VietJet Air
Hà Nội (HAN) đi Huế (HUI)
Bắt đầu từ 1.154.109 VND
Tue, 6 May 2025
Vietnam Airlines
Hà Nội (HAN) đi Huế (HUI)
Bắt đầu từ 1.447.551 VND
Fri, 2 May 2025
VietJet Air
Hà Nội (HAN) đi Huế (HUI)
Bắt đầu từ 3.040.379 VND
Để khám phá trọn vẹn xứ Huế mộng mơ, du khách có thể đặt những tour du lịch Huế để tham quan, trải nghiệm cùng Traveloka sau đây:
Nơi đây được biết tới là một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng nhất miền Nam Việt Nam. Lịch sử hình thành của làng lụa này có từ những năm 1920, khi những người dân nơi đây hầu hết sống với nghề trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa.
Họ bắt đầu học hỏi và phát triển nghề dệt từ những nguồn nguyên liệu thiên nhiên như tơ tằm có sẵn. Lụa sau khi được dệt thủ công từ những bàn tay người thợ lành nghề sẽ được nhuộm bằng trái mặc nưa - một kỹ thuật phát kiến độc đáo của người làng nghề xưa, giúp sản phẩm có màu đen tuyền, óng ả, không xuống màu bất chấp thời gian.
Làng lụa Tân Châu | Nguồn: Shutterstock
Thông qua các công đoạn nhuộm kỳ công, lụa có được độ mềm mại, bền và hút ẩm tốt, mùa hè mặc mát mẻ, mùa đông giữ nhiệt hiệu quả. Làng nghề không chỉ tạo ra những sản phẩm lụa mềm mại, đẹp mắt mà còn bảo tồn những kỹ thuật dệt truyền thống, lưu giữ nghệ thuật thủ công quý báu của ông cha.
Khi du khách đến tham quan làng lụa sẽ được trực tiếp chứng kiến quy trình dệt lụa công phu, từ việc nuôi tằm, lấy tơ đến dệt lụa trên khung cửi truyền thống. Đồng thời, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của làng dệt khi nơi nơi đều được khoác lên mình lớp áo óng ánh của những bủa tơ. Để từ đó, thêm thấu hiểu về làng nghề truyền thống này không chỉ tạo ra những sản phẩm lụa mềm mại, đẹp mắt mà còn bảo tồn những kỹ thuật dệt truyền thống, lưu giữ nghệ thuật thủ công quý báu của ông cha.
Cách di chuyển:
Tue, 13 May 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Cần Thơ (VCA)
Bắt đầu từ 1.654.063 VND
Mon, 19 May 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Cần Thơ (VCA)
Bắt đầu từ 1.878.292 VND
Thu, 15 May 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Cần Thơ (VCA)
Bắt đầu từ 1.923.705 VND
Ngoài ra, du khách muốn khám phá miền Tây sông nước đầy thơ mộng, hòa mình vào cuộc sống bình dị của người dân An Giang, có thể tham khảo các tour du lịch An Giang có trên Traveloka sau đây:
Làng nghề truyền thống này là một trong những làng gốm cổ xưa nhất của Đông Nam Á, nổi tiếng với nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm. Hình thành từ hàng ngàn năm về trước, làng gốm Bàu Trúc đã giữ gìn và phát triển nghề gốm trong suốt nhiều thế hệ.
Điểm tạo nên sự độc bản của các sản phẩm đó là nguyên liệu làm nên gốm không thuần đất sét mà được pha với một phần cát non, lấy trực tuyến từ những con suối trên cao chảy về. Kết hợp cùng kỹ thuật làm gốm độc đáo, toàn bộ quá trình đều được thực hiện hoàn toàn thủ công, đã tạo nên sản phẩm gốm có màu sắc vàng đỏ, đỏ hồng, xen lẫn những vệt nâu, đen xám, mỗi mẫu lại có màu sắc riêng biệt, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào.
Tham gia Tour nửa ngày Ninh Thuận: Tháp Po Klong Garai, vườn nho Ba Mọi, làng gốm Bàu Trúc, đồi cát Nam Cương, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu quy trình làm gốm từ đầu đến cuối, từ việc chọn đất, tạo hình đến công đoạn nung. Du khách cũng có thể thử sức tạo ra những sản phẩm gốm riêng cho mình dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các nghệ nhân. Sản phẩm gốm Bàu Trúc không chỉ là món quà lưu niệm độc đáo mà còn là minh chứng cho sự kiên trì gìn giữ và phát huy nghề truyền thống, giúp bảo tồn bản sắc văn hóa của người Chăm trong bối cảnh hiện đại.
Tour Nửa Ngày Ninh Thuận: Tháp Po Klong Garai, Vườn Nho Ba Mọi, Làng Gốm Bàu Trúc, Đồi Cát Nam Cương
Phan Rang - Thap Cham ...
Xem giá
Cách di chuyển: Từ trung tâm thành phố Phan Rang đi về phía Nam theo quốc lộ 1A khoảng 10km → rẽ phải vào đường Nguyễn Huệ và đi thêm khoảng 500m → rẽ phải vào đường DT703 → rẽ phải ở ngã tư (bạn sẽ thấy hợp tác xã làng gốm Chăm Bàu Trúc) → chạy thêm 50 m để tới làng gốm.
Làng gốm Bàu Trúc | Nguồn: Shutterstock
Nếu bạn đang tìm kiếm một hành trình khám phá vùng đất đầy nắng gió Ninh Thuận thì bên cạnh làng gốm, hãy để Traveloka giúp bạn gợi ý một số tour du lịch Ninh Thuận đa dạng, từ khám phá văn hóa Chăm Pa, trải nghiệm lướt sóng, chinh phục đồi cát, hay thư giãn trên những bãi biển thơ mộng:
Làng dệt Mỹ Nghiệp nằm trong Khu phố Mỹ Nghiệp, Thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, là một trong ba làng nghề truyền thống lâu đời của người Chăm tại dải đất miền Trung. Hình thành từ thế kỷ VI, nghề dệt thổ cẩm ở Mỹ Nghiệp đã được người Chăm gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ. Họ sử dụng bông vải trồng tại sân nhà ở làng Mỹ Nghiệp, thực hiện từng bước trong quy trình dệt từ tách hạt, ngâm dập, nhuộm, hồ, chải đến đánh ống một cách tỉ mỉ và khéo léo, đặc biệt chú trọng vào các công đoạn nhuộm, chải và đánh ống để tạo ra những mảnh vải đẹp mắt.
Đặc biệt, để bảo tồn tinh hoa nghề dệt, người Chăm vẫn giữ cách dệt truyền thống bằng khung dệt cổ xưa, thay vì áp dụng phương pháp công nghiệp. Nhờ đó, các sản phẩm dệt thổ cẩm của làng nghề truyền thống này không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn chứa đựng trong đó là giá trị văn hóa bản địa lâu đời của dân tộc Chăm.
Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp | Nguồn: baophapluat.vn
Đến tham quan làng nghề, du khách sẽ được trải nghiệm quy trình dệt thổ cẩm đầy kỳ công, được tìm hiểu về ý nghĩa của các họa tiết thổ cẩm, cũng như sự gắn bó của chúng với đời sống văn hóa của người Chăm. Những sản phẩm thổ cẩm Mỹ Nghiệp không chỉ là quà lưu niệm độc đáo mà còn là cầu nối giữa các thế hệ, giúp gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hiện đại.
Cách di chuyển: Từ trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, chạy thẳng Quốc lộ 1A về phía Nam khoảng 12km, gặp bảng chỉ dẫn rẽ phải vào làng nghề Mỹ Nghiệp → đi khoảng 500 m để tới làng.
Nằm trong lòng thành phố Thủ Dầu Một, làng tranh sơn mài Tương Bình Hiệp được xem là cái nôi của ngành sơn mài khu vực Đông Nam Bộ, phát triển từ khoảng giữa thế kỷ XVIII. Sản phẩm tại làng sơn mài Tương Bình Hiệp vô cùng đa dạng và phong phú, từ thếp vàng bạc, sơn mài ẩn cốc, cho đến các kỹ thuật sơn khắc, vẽ lặn, vẽ nổi và vẽ phẳng.
Điều đặc biệt làm nên thương hiệu tranh sơn mài của làng nghề truyền thống Tương Bình Hiệp chính là chất sơn độc đáo, mang đậm dấu ấn riêng biệt mà không nơi nào sánh bằng, được pha trộn từ sơn Phú Thọ và sơn Nam Vang, nổi tiếng khắp vùng đất Nam Bộ, tạo ra những tác phẩm vừa tinh xảo vừa giàu sức sống.
Làng tranh sơn mài cũng là biểu tượng của nghệ thuật dân gian độc đáo, giúp bảo tồn và phát huy các kỹ thuật làm tranh truyền thống của người Việt. Sự hiện diện của làng nghề còn tạo nên một không gian văn hóa đậm chất làng quê, là điểm đến du lịch lý tưởng cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp mộc mạc và chân thực của nghệ thuật dân gian Việt Nam.
Cách di chuyển: Đi đường Trường Chinh qua Phan Huy Ích → qua cầu Tham Lương tới Trường Chinh → đi thẳng đường Nguyễn Văn Quá → rẽ phải vào Nguyễn Thị Đặng → qua Lê Văn Khương và Hà Duy Phiên/TL9 → Đại lộ Bình Dương/Ql13 → rẽ trái vào Hồ Văn Cống (Thủ Dầu Một) → rẽ phải vào làng tranh Tương Bình Hiệp.
Gốm Lái Thiêu bắt đầu phát triển vào đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh gốm Sài Gòn lâm vào giai đoạn khó khăn và sản xuất bị thu hẹp, khiến nhiều lò gốm phải chuyển ra các khu vực ngoại vi. Từ đây, trung tâm gốm Lái Thiêu ra đời, nổi bật với việc chuyên sản xuất gốm gia dụng.
Làng gốm Lái Thiêu | Nguồn: Shutterstock
Khác với những làng gốm khác, gốm làng nghề truyền thống Lái Thiêu khéo léo kết hợp giữa tính tiện ích và hiệu quả mỹ thuật ngay từ khâu tạo tác, tạo nên sự đa dạng về chủng loại, hình dáng và nội dung trang trí. Những sản phẩm vừa mang đậm chất hội họa vừa phản ánh bản sắc dân gian này nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường miền Nam suốt nhiều thập kỷ, không chỉ được yêu thích trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia, khẳng định vị thế vững chắc của mình trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, nơi đây không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất sản phẩm, mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh thần đặc biệt. Những sản phẩm gốm thủ công được tạo nên từ lòng đam mê và tâm huyết của người thợ. Đến tham quan nơi đây, du khách sẽ tận mắt chứng kiến các bước làm gốm từ khâu chọn đất, tạo hình đến quy trình nung lửa. Sự chăm chút của người nghệ nhân và tinh thần kiên trì của họ sẽ truyền cảm hứng để bạn thấu hiểu giá trị của lao động, sự kiên nhẫn, và tâm hồn yêu nghề.
Cách di chuyển: Từ TP.HCM, bạn đi đường Trường Chinh vào Xa lộ Hà Nội → đi tới Quốc lộ 1A, đường Tô Ngọc Vân KP5 → đi theo tuyến Hà Huy Giáp, Cầu Phú Long đến Đại lộ Bình Dương (thuộc phường Lái Thiêu, Thuận An) → sau khi qua cầu, đi đường Quốc lộ 13 và TL746 để đến nơi.
Sự tồn tại của các làng nghề truyền thống không chỉ góp phần bảo tồn nghệ thuật thủ công mà còn là cầu nối giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về cội nguồn, điểm đến du lịch văn hóa thu hút du khách trong và ngoài nước. Từ đó, giúp chúng ta thêm trân trọng vẻ đẹp của nghệ thuật thủ công, cũng như tài năng và công sức của những người nghệ nhân thầm lặng. Bên cảnh đó, nếu bạn muốn trải nghiệm và khám phá những làng nghề truyền thống, đừng quên đặt trước vé máy bay, đặt khách sạn và vé vui chơi trên Traveloka để có một chuyến đi thật suôn sẻ nhé!