Bộ phim Công Chúa Tóc Mây của nhà Disney mở ra cho khán giả một vùng đất đậm chất cổ tích đầy mê mẩn. Từ thành quách cổ kính tráng lệ cho đến lễ hội thả đèn trời huyền diệu của vương quốc Corona trong phim ngay lập tức khiến khán giả thích thú. Hãy cùng cẩm nang du lịch của Traveloka khám phá xem những địa điểm cổ tích trong phim này có thể được tìm thấy ở ngoài đời thực không nhé!
Công Chúa Tóc Mây (tựa tiếng Anh: Tangled) là bộ phim hoạt hình 3D của Mỹ được ra mắt vào năm 2010 do hãng Walt Disney Animation Studios sản xuất. Bộ phim sử dụng chất liệu nhạc kịch kết hợp với yếu tố phiêu lưu để khai thác câu chuyện cổ tích Đức là Rapunzel (còn gọi là Công Chúa Tóc Mây hoặc Công Nương Tóc Dài), được ghi lại trong tập Truyện cổ Grimm.
Tangled được xem như là một trong những phim hoạt hình sử dụng công nghệ CGI đầu tiên của Disney
Tác phẩm đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử sản xuất phim của Walt Disney Animation Studios khi có sự kết hợp kỹ thuật hoạt hình thủ công truyền thống với công nghệ mới là CGI. Vì là lần đầu tiên thử sức với cách làm phim hoạt hình mới nên bộ phim Công Chúa Tóc Mây đã mất hơn 06 năm sản xuất và tiêu tốn hết 260 triệu USD. Tác phẩm hiện tại đang nằm trong “Danh sách những phim điện ảnh có kinh phí cao nhất mọi thời đại” và xếp vị trí thứ 04 và là “Bộ phim hoạt hình có kinh phí cao nhất nhất mọi thời đại”.
Công chúa Rapunzel của tác phẩm cũng nhận được nhiều thảo luận vì là nhân vật hoạt hình 3D đầu tiên của Disney (không tính nhân vật của hãng hoạt hình con Pixar). Cô cũng như là nàng công chúa châu Âu đầu tiên sau 20 năm của nhà Chuột sau công chúa Belle trong Người Đẹp và Quái Vật vào năm 1991.
Nàng Rapunzel trong Công Chúa Tóc Mây
Phim Công Chúa Tóc Mây kể về nàng Rapunzel vốn có mái tóc vàng óng ả và đặc biệt là dài đến lạ thường. Dù vậy nhưng mái tóc của nàng lại mang phép lạ có thể chữa lành vết thương và mang đến tuổi thanh xuân vĩnh hằng cho người sở hữu nó. Cũng chính vì lẽ đó mà ngay từ nhỏ cô đã bị mụ phù thủy Gothel bắt cóc và giam mình tại một tòa tháp cao không có lối ra nằm sâu trong “rừng thiêng nước độc”. Bà giả vờ làm mẹ của cô, sử dụng tóc của nàng duy trì vẻ đẹp và tuổi trẻ và ngăn cấm cô ra ngoài vì lý do thế giới bên ngoài đầy rẫy hiểm nguy.
Một hôm tên đạo chính Flynn Rider bị truy nã tình cờ lẻn vào trong tòa tháp nơi Rapunzel sống. Sự gặp gỡ này khiến cô càng thêm tò mò về thế giới bên ngoài và khao khát tự do. Do đó cô đã cùng Flynn trốn khỏi tòa tháp. Trong chuyến phiêu lưu tìm hiểu thế giới xung quanh, Rapunzel, Flynn, chú tắc kè Pascal cùng chú ngựa Maximus đã dần khám phá ra những bí mật về danh tính quá khứ của cô nàng cũng như âm mưu hiểm ác của mụ Gothel.
Đạo chính Flynn Rider gặp gỡ Rapunzel tại tòa tháp trong Công Chúa Tóc Mây
Với tính đột phá về mặt kỹ thuật làm phim, cùng với sự chỉn chu trong việc xây dựng cốt truyện và sản xuất, Công Chúa Tóc Mây vào thời điểm ra mắt đã mang đến sức hút lớn cho phòng vé toàn cầu. Tác phẩm là lọt Top 15 bộ phim có doanh thu cao nhất thế giới năm 2010 và là phim hoạt hình có doanh thu lớn thứ năm trong năm. Bên cạnh đó, Tangled còn nhận được nhiều đánh giá tích cực từ những nhà phê bình và khán giả, thể hiện rõ ràng nhất qua số điểm 7.7/10 trên nền tảng IMDb, điểm Metacritic là 71/100, nhận được 89% điểm từ nhà phê bình và 87% điểm từ người dùng trên Rotten Tomatoes.
Nhân vật Gothel trong Công Chúa Tóc Mây
Dù là lần đầu thử sức với công nghệ CGI nhưng đội ngũ sản xuất Công Chúa Tóc Mây đã mang đến những thước phim mãn nhãn từ tạo hình nhân vật cho đến cảnh vật của thế giới xung quanh. Đặc biệt phải kể đến những khung cảnh thiên nhiên châu Âu xưa yên bình và vương quốc Corona với những khu nhà, thành quách và lâu đài cổ kính.
Vương quốc Corona trong Công Chúa Tóc Mây
Vương quốc Corona trong Công Chúa Tóc Mây là một trong số những phần đồ họa gây ấn tượng nhất với khán giả khi khu phố và tòa lâu đài của nơi đây tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ vô cùng độc đáo nhưng cũng không kém phần nên thơ. Đội ngũ làm phim đã chia sẻ rằng toàn bộ trung tâm của vương quốc Corona với tòa lâu đài ở trung tâm được bao quanh bởi khu phố được lấy cảm hứng từ Lâu đài Mont Saint Michel của Pháp.
Lâu đài Mont Saint Michel tại Pháp | Nguồn: Shutterstock
Lâu đài Mont Saint Michel tọa lạc trên một xã đảo giữa vịnh Saint Malo, phía tây bắc nước Pháp. Công trình được xây dựng đâu đó giữa thế kỷ XI và XVI này là một tu viện Benedictine dành riêng cho Tổng lãnh thiên thần Micae. Nơi đây cũng đại điện cho cấu trúc xã đảo thời phong kiến với những khu vực được chia lớp lang rõ ràng với nơi cao nhất là tu viện, rồi đến đại sảnh, nhà ở, cửa hàng rồi tường thành bao quanh, bên ngoài thành là nhà ở cho nông dân và ngư dân.
Vào thời Trung cổ, Mont Saint Michel là nơi hành hương của nhiều tín đồ Kitô giáo không những vì là nơi thờ cúng Thánh Michel mà còn là một trong những tu viện có sức ảnh hưởng tôn giáo lớn bậc nhất thời kỳ ấy. Với những yếu tố quan trọng về lịch sử, tôn giáo,nghệ thuật kiến trúc kết hợp với cảnh quan thiên nhiên vùng vịnh, Mont Saint Michel đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Hơn 60 ngôi nhà cổ trên khu đảo được công nhận là Di tích lịch sử của Pháp. Hiện nay, đây là địa điểm thu hút khách du lịch đông thứ ba ở Pháp, chỉ sau Tháp Eiffel và Cung điện Versailles.
Lâu đài Mont Saint Michel dưới ánh hoàng hôn trên vịnh Saint Malo | Nguồn: Shutterstock
Mont Saint Michel thuộc tỉnh Manche, vùng Normandie nằm cách thủ đô Paris khoảng 350km và cách thành phố lớn gần nhất là Rennes chỉ khoảng 80km. Do đó, để đến được địa điểm này du khách cần đặt Vé máy bay đi Rennes hạ cánh tại Sân bay quốc tế Rennes Saint Jacques. Sau khi đến sân bay, du khách có thể lựa chọn một trong những phương thức thuận tiện sau để đến tòa lâu đài:
Con đường dẫn đến Mont Saint Michel | Nguồn: Shutterstock
Khối kiến trúc Gothic này còn độc đáo ở chỗ nó nằm trên một hòn đảo trên vịnh biển, cách đất liền 1km, kết hợp với thành lũy cao được làm từ đá granite bền chắc đã biến nó như một pháo đài “bất khả xâm phạm”. Do đó mà thời kỳ trước, những người hành hương chỉ có thể tiếp cận nơi này khi thủy triều xuống. Thủy triều lên cũng là phương thức phòng thủ tối ưu nhất để những kẻ địch khi đến tòa thành này không kịp rút lui. Ngày nay, chính quyền đã cho xây một con đường đắp cao dẫn từ đất liền đến khu đảo, mặc dù điều này phá vỡ đi tính biệt lập và cổ kính của khu đảo. Nhiều du khách lại thích trải nghiệm đi đến Mont Saint Michel khi thủy triều xuống để lộ ra một khu đất bằng phẳng vô cùng rộng lớn.
Lâu đài Mont Saint Michel nhìn từ thảo nguyên hệt như bức tranh trong truyện cổ tích | Nguồn: Shutterstock
Đến với Mont Saint Michel, du khách có thể hòa vào những con phố cổ kính như thể mình là một công dân xứ Corona trong Công Chúa Tóc Mây mà dạo phố hay mua sắm trên phố Grand Rue cổ kính. Ngoài ra, ngắm nhìn hoàng hôn trên biển từ Mont Saint Michel hay đứng tại cùng vùng đất bằng và thảo nguyên khi thủy triều rút để check-in với toàn bộ tòa lâu đài là những hoạt động ưa thích của du khách khi đến thăm nơi đây.
Ngoài ra, để chuyển du lịch Pháp thêm phần thú vị hơn, du khách có thể khám phá thêm một vài sản phẩm du lịch bên dưới đây:
Phân đoạn nàng Rapunzel và Flynn ngồi trên thuyền cùng hát vang “I See The Light” đã trở thành một trong phân đoạn đắt giá được nhiều khán giả yêu thích nhất Công Chúa Tóc Mây. Phần vì bài hát quá đỗi bắt tai và cặp đôi nhân vật chính có “phản ứng hóa học” lãng mạn, phần vì khung cảnh thả đèn trời huyền ảo trong lễ hội thường niên của vương quốc Corona.
Rapunzel và Flynn dưới bầu trời thiên đăng huyền ảo
Lễ hội này được tổ chức hằng năm vào sinh nhật của cô công chúa bị mất tích của vương quốc với ý niệm đèn trời sẽ soi sáng và dẫn lối để công chúa trở về nhà. May mắn thay khung cảnh tuyệt diệu này không chỉ xuất hiện trong phim của Disney mà còn tồn tại ngoài đời thực.
Tại khu vực châu Á, có 04 quốc gia sở hữu lễ hội thiên đăng/lễ hội đèn trời vô cùng rực rỡ hệt như trong Công Chúa Tóc Mây. Bên cạnh đó, chính đạo diễn thứ hai của bộ phim là Byron Howard cũng từng chia sẻ rằng lễ hội này của vương quốc Corona được lấy cảm hứng từ “lễ hội thả đèn trời tổ chức ở Indonesia và các nước Đông Á”. Vậy nên, hãy cùng Traveloka khám phá sơ lược về những lễ hội hấp dẫn này nhé!
Đại cảnh lễ hội thả đèn lồng của vương quốc Corona trong Công Chúa Tóc Mây
Vào mỗi dịp Tết Nguyên Tiêu - rằm tháng Giêng Âm lịch (thường rơi vào khoảng tháng 02 Dương lịch hằng năm), Đài Loan tổ chức Lễ hội thả đèn lồng Bình Khê để kết thúc dịp Tết Nguyên Đán cũng như cầu nguyện những điều tốt lành cho năm mới.
Lễ hội thả đèn lồng Bình Khê (Pingxi) tại Tân Bắc, Đài Loan | Nguồn: Shutterstock
Lễ hội đẹp đẽ này thường kéo dài trong vòng 03 ngày và thành phố Tân Bắc cách Đài Bắc chỉ khoảng 20km là địa điểm tổ chức lễ hội lớn nhất và nổi tiếng nhất. Nơi tổ chức lễ hội hấp dẫn nhất mà du khách nên đến trải nghiệm là ở Quảng trường đèn lồng Thập Phần (Shifen Sky Lantern Square) ở Phố cổ Thập Phần (Shifen Old Street) hay Trường trung học cơ sở Bình Khê (Pingxi Junior High School) tại Tân Bắc.
Du khách thả đèn lồng ở Ga xe lửa Thập Phần, Tân Bắc , Đài Loan | Nguồn: Shutterstock
Khi đến đây, du khách có thể mua “đèn Khổng Minh” ghi lời cầu nguyện rồi thả lên trời hòa cùng hàng trăm ngàn ngọn đèn lung linh khác hệt như trong phim hoạt hình Công Chúa Tóc Mây. Bên cạnh đó, Ga tàu Thập Phần tại đây có nhiều hộ vẫn kinh doanh các loại “đèn Khổng Minh” xuyên suốt năm để những khách du lịch Đài Loan lỡ chuyến đến Lễ hội Bình Khê vẫn có thể thả “thiên đăng” gửi gắm ước nguyện của mình.
Cặp đôi du khách Hàn thả thiên đăng nguyện ước tại Làng cổ Thập Phần | Nguồn: Shutterstock
Để đi du lịch Đài Loan, du khách cần di chuyển bằng cách đặt Vé máy bay đi Đài Bắc trên Traveloka với mức giá chỉ từ 1.800.000 VND/lượt.
Wed, 14 May 2025
VietJet Air
Hà Nội (HAN) đi Đài Bắc (TPE)
Bắt đầu từ 2.458.646 VND
Fri, 30 May 2025
Vietnam Airlines
Hà Nội (HAN) đi Đài Bắc (TPE)
Bắt đầu từ 2.891.470 VND
Mon, 26 May 2025
HK Express
Hà Nội (HAN) đi Đài Bắc (TPE)
Bắt đầu từ 3.505.384 VND
Khi đến Đài Bắc, du khách có thể tham khảo một số cách thức di chuyển thuận tiện sau đến được Thập Phần tại Bình Khê của thành phố Tân Bắc:
Thác nước Thập Phần chỉ cách Làng cổ Thập Phần 550m | Nguồn: Shutterstock
Đến với Thập Phần, ngoài tham gia Lễ hội thả đèn lồng Bình Khê vào mùa lễ hay đơn giản thả đèn ước nguyện vào bất kỳ mùa nào trong năm tại Làng cổ Thập Phần, du khách còn có thể ghé thăm nhiều nơi nổi bật của địa phương nằm gần đó như Thác nước Thập Phần (cách 550m), Bảo tàng Mỏ than Đài Loan (cách 2.4km),... Bên cạnh đó, du khách có thể tham khảo thêm một số sản phẩm du lịch hấp dẫn ở thành phố Tân Bắc mà Traveloka giới thiệu ngay bên dưới đây:
Đại lễ Vesak (còn được gọi là Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc Vesak, Đại lễ Tam Hợp, Lễ hội Phật Đản) là một lễ hội văn hóa tôn giáo lớn của Phật giáo diễn ra trên quy mô toàn cầu. Tại nhiều nước châu Á, Lễ hội Phật Đản từ lâu đã trở thành một ngày lễ mang tính quốc gia diễn ra vào 8 tháng 4 đến rằm tháng 4 Âm lịch tùy từng quốc gia (nhằm tháng 5 Dương lịch hằng năm), trong đó có Indonesia.
Ngoài những hoạt động và nghi thức truyền thống của Phật giáo như cầu nguyện, thắp đuốc, dâng cúng lên chư Tăng, tọa thiền vào lúc trăng tròn nhất, Đại lễ Vesak ở Indonesia còn có điểm đặc biệt chính là sự kiện thả đèn trời. Điểm thả đèn trời nổi tiếng nhất vào dịp này chính là Đền Borobudur - ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới.
Nghi thức thả đèn trời của Đại lễ Vesak ở đền Borobudur, Indonesia | Nguồn: Shutterstock
Đền Borobudur (Ba La Phù đồ) được xây dựng từ thế kỷ IX, là đại diện tiêu biểu của sự ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ tại Indonesia. Địa điểm này từng được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1991 nhờ những giá trị lịch sử - văn hóa - tôn giáo đặc biệt. Khi đến địa điểm này vào dịp Lễ Vesak, du khách sẽ được chứng kiến cảnh tượng thả khoảng hơn 1000 chiếc đèn lồng lên trời từ khuôn viên đền tọa nên cảnh tượng hết sức ngoạn mục. Sự kiện đặc biệt thu hút hàng nghìn Phật tử và du khách đến hành hương và tham gia buổi lễ quan trọng này.
Nhiều Phật tử và du khách thả “thiên đăng” sau khi cầu nguyện ở Đại lễ Vesak tổ chức tại Đền Borobudur | Nguồn: Shutterstock
Đền Borobudur nằm cách thành phố Yogyakarta của Indonesia chỉ khoảng 40km. Do đó mà để thuận tiện, trước khi du lịch Indonesia, du khách nên đặt Vé máy bay đi Indonesia hoặc Vé máy bay đi Yogyakarta và hạ cánh ở Sân bay quốc tế Yogyakarta.
Sun, 1 Jun 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Yogyakarta (JOG)
Bắt đầu từ 7.401.871 VND
Sat, 24 May 2025
Citilink
TP HCM (SGN) đi Yogyakarta (JOG)
Bắt đầu từ 7.491.752 VND
Tue, 6 May 2025
Citilink
TP HCM (SGN) đi Yogyakarta (JOG)
Bắt đầu từ 8.293.247 VND
Sau đó du khách có thể lựa chọn một trong cách phương thức di chuyển sau để đến địa điểm tôn giáo nổi bật này từ thành phố:
Khu vực Đền Borobudur vào dịp Đại lễ Vesak | Nguồn: Shutterstock
Nếu du khách không thể đến Đền Borobudur vào đúng dịp Đại lễ Vesak để chiêm ngưỡng cảnh thả đèn lồng ngoạn mục như trong Công Chúa Tóc Mây vẫn có thể ghé thăm nơi đây bất kỳ lúc nào để khám phá khối kiến trúc vĩ đại này. Ngôi đền có sự pha trộn giữa phong cách Gupta, kiến trúc Phật giáo và kiểu thiết kế địa phương Indonesia vùng Java tạo nên một khối đá điêu khắc lớn vô cùng hoàn mỹ phản ánh quá trình nhập Niết Bàn của Đức Phật.
Hành trình đi từ phần nền đến đỉnh đền sẽ dẫn lối du khách đến “thế giới phù điêu” ấn tượng khi nơi đây được trang trí bằng 2672 tấm phù điêu cùng 504 pho tượng Phật bằng đá. Do đó mà Đền Borobudur được xem là “nơi có tập hợp phù điêu chạm khắc lớn nhất và đầy đủ nhất trên thế giới”. Ngôi đền này đã trở thành địa điểm tham quan hấp dẫn bậc nhất Indonesia.
Quần thể Đền Borobudur trông vô cùng ngoạn mục khi nhìn từ trên cao | Nguồn: Shutterstock
Để tham quan nơi đây, du khách có thể nhanh chóng đặt Vé Đền Borobudurhoặc tham gia một số sản phẩm du lịch hấp dẫn ở Borobudur vô cùng thú vị mà Traveloka giới thiệu bên dưới đây:
Dalgubeol là lễ hội truyền thống thường niên của Hàn Quốc kể từ thời Tân La Thống nhất (668 - 935) và từ thời Cao Ly (918 - 1392) để kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật. Ngày lễ được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 Âm lịch hằng năm (nhằm cuối tháng 4 - đầu tháng 5 Dương lịch). Lễ hội này diễn ra trên khắp “xứ sở kim chi” với những hoạt động riêng biệt của từng địa phương, nhưng nổi bật nhất là tại thành phố Daegu. Tại đây diễn ra nhiều hoạt động như diễu hành đèn lồng, trình diễn nghệ thuật truyền thống, trình diễn pháo hoa, và đặc biệt là việc thả “thiên đăng” vô cùng thu hút như trong Công Chúa Tóc Mây.
Hoạt động thả đèn trời diễn ra trong khuôn khổ lễ Dalgubeol tại Daegu, Hàn Quốc | Nguồn: Shutterstock
Lễ hội Dalgubeol nói riêng và hoạt động thả đèn trời tại Daegu được tổ chức trong trong sân bóng chày ở Công viên Duryu. Để có thể tham gia lễ hội này khi du lịch Hàn Quốc và thả ước nguyện lên trời, du khách cần phải mua vé trực tuyến được mở bán trong 02 ngày trên website chính thức của lễ hội với số lượng hạn chế. Bên cạnh đó, vào ngày diễn ra lễ hội, du khách vẫn có cơ hội mua vé với điều kiện càng đến sớm càng tốt. Ban Tổ chức sẽ mở bán khoảng 6000 vé miễn phí vào 11 giờ trưa cho những ai đến đầu tiên.
Công viên Duryu - nơi tổ chức Lễ hội Dalgubeol, tọa lạc tại quận Dalseo, thành phố Daegu. Do đó, du khách muốn tham gia lễ hội trước tiên phải đặt Vé máy bay đi Seoul hoặc Vé máy bay đi Busan tùy theo kế hoạch du lịch của mình.
Sat, 31 May 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Seoul (ICN)
Bắt đầu từ 2.679.132 VND
Sat, 31 May 2025
China Southern Airlines
TP HCM (SGN) đi Seoul (ICN)
Bắt đầu từ 3.124.147 VND
Thu, 22 May 2025
Air China
TP HCM (SGN) đi Seoul (ICN)
Bắt đầu từ 3.245.572 VND
Sau đó, du khách có thể tham khảo hướng dẫn di chuyển bằng Tàu KTX thuận tiện sau để đến Daegu:
Bên cạnh đó, du khách Việt Nam có thể đặt Vé máy bay Hàn Quốc đến thẳng Sân bay quốc tế Daegu bởi hãng hàng không VietJet Air từ Đà Nẵng. Bên cạnh đó, nếu du khách khởi hành từ Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi máy bay đến Daegu thông qua bay nối chuyến bay từ các hãng hàng không như T’way Airlines, Korean Air, Jin Air, Air Busan,...
Lễ hội Dalgubeol sẽ bắt đầu vào khoảng 18 giờ tối với những màn trình diễn và cầu nguyện trọng khoảng 02 tiếng 30 phút. Tầm 20 giờ 30 phút thì hoạt động thả đèn trời diễn ra tạo nên khung cảnh mãn nhãn hệt như trong Công Chúa Tóc Mây. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh ngoạn mục của những đèn ước nguyện ngập trời lung linh cả một góc trời thành phố.
Sau hoạt động thả đèn trời lần lượt là màn bắn pháo hoa rộn ràng và bắt đầu cuộc diễu hành trên phố. Chuyến diễu hành sẽ đi từ công viên Duryu, đi dọc các tuyến đường ở phố Bangogae, phố Shinnam, ngã năm phố Gyesan và kết thúc ở phố Banwoldang. Hoạt động sau cùng của buổi lễ là thả đèn trên sông Sincheon. Du khách có thể đến cầu Sangdong hoặc cầu Heemang để ngắm nhìn khung cảnh đẹp đẽ này.
Các khung giờ Lễ hội Dalgubeol ở Daegu (tùy từng năm) mà du khách nên lưu ý:
Người dân địa phương và du khách đang thả đèn trời tại Công viên Duryu | Nguồn: GoogleMaps
Đến chuyến viếng thăm Daegu nói riêng và du lịch Hàn Quốc thêm phần thú vị, du khách có thể tham khảo một số hoạt động hấp dẫn mà Traveloka đề xuất trải nghiệm bên dưới đây nhé!
Lễ hội Yi Peng là một trong những lễ hội đèn trời được nhiều người biết đến nhất mang đến khung cảnh đầy mơ mộng tựa như trong Công Chúa Tóc Mây. Lễ hội này có nguồn gốc từ văn hóa của vương quốc Lanna cổ đại ở khu vực phía bắc Thái Lan nhằm bày tỏ lòng thành kính của mình đến với thần linh và ước nguyện những phước lành cho mình.
Người Lanna quan niệm rằng nếu chiêm bái Xá lợi Phật vào ngày trăng tròn của tháng thứ hai theo lịch Lanna thì sẽ nhận được phước lành. Tuy nhiên, Xá lợi Phật lại nằm ở nơi cao nhất trên trời nên người dân phải đốt “thiên đăng” để gửi gắm mong ước. Lễ hội này thường được tổ chức vào ngày rằm tháng thứ hai theo lịch Lanna của Thái Lan nên lịch tổ chức lễ hằng năm thường thay đổi. Trong năm 2025, lễ hội này sẽ rơi vào ngày 05 và 06 của tháng 11.
Khung cảnh đèn trời choáng ngợp phản chiếu trên mặt nước của Lễ hội Yi Peng (Chiang Mai) hệt như trong phim Công Chúa Tóc Mây | Nguồn: Shutterstock
Chiang Mai là nơi tổ chức lễ hội đèn trời lớn nhất Thái Lan. Vào dịp lễ này, du khách, tất cả các con phố và nhà dân ở nơi đây được trang trí vô cùng rực rỡ, đặc biệt là việc treo trang trí đèn lồng Khom Loy để tỏ lòng tôn kính với Đức Phật. Du khách đến Chiang Mai và dịp lễ này có thể tham gia lễ hội đèn trời truyền thống ở nhiều địa điểm miễn phí vì nơi đây có nhiều khu vực để trải nghiệm thả “thiên đăng”. Tuy nhiên, nếu bạn tham gia lễ hội thuộc khuôn khổ Lễ hội đèn trời Chiang Mai CAD Khom Loy thì có thể tham khảo thông tin sự kiện, lịch trình, thời gian và mua vé trên website Yi Peng Chiang Mai Lantern Festival.
Khung cảnh thả đèn trời ngoạn mục ở Chiang Mai, Thái Lan | Nguồn: Shutterstock
Thành phố Chiang Mai nằm cách thủ đô Bangkok của Thái Lan tầm 750km. Vì vậy đến được vùng đất này một cách thuận tiện nhất, du khách nên trực tiếp đặt Vé máy bay đi Chiang Mai hoặc tham khảo một số đường bay phổ biến từ Việt Nam đến thẳng Sân bay quốc tế Chiang Mai bên dưới đây:
Wed, 21 May 2025
Thai AirAsia
Hà Nội (HAN) đi Chiang Mai (CNX)
Bắt đầu từ 1.866.620 VND
Wed, 28 May 2025
Nok Air
Hà Nội (HAN) đi Chiang Mai (CNX)
Bắt đầu từ 2.531.379 VND
Wed, 14 May 2025
VietJet Air
Hà Nội (HAN) đi Chiang Mai (CNX)
Bắt đầu từ 3.042.251 VND
Tại khu vực Chiang Mai, du khách có thể dễ dàng di chuyển khắp mọi ngóc ngách thành phố bằng xe tuk tuk (lưu ý thương lượng giá cả), xe công nghệ như Grab, hoặc thuê xe máy (150-200 THB, tương đương khoảng từ 110.000-150.000 VND). Để thuê xe máy, du khách cần chuẩn bị trước tiền cọc và hộ chiếu đã được photo.
Các nhà sư ở Chùa Phan Tao (Chiang Mai, Thái Lan) bắt đầu thả đèn trời nhân dịp Lễ Yi Peng | Nguồn: Shutterstock
Khi đến Chiang Mai với mong muốn thả “thiên đăng” ước nguyện như trong Công Chúa Tóc Mây, nếu du khách không tham gia Lễ hội đèn trời Chiang Mai CAD Khom Loy có thể đến một số địa điểm nổi bật khác trên khắp thành phố. Những nơi này vừa giúp du khách thả đèn trời miễn phí và chiêm ngưỡng khung cảnh cổ tích huyền diệu, vừa được tham gia các hoạt động đặc trưng riêng của từng nơi như: Tượng đài Ba Vua (chứng kiến nghi thức thắp nến và thờ cúng Phật giáo), Doi Saket Hot Springs (có các màn trình diễn đặc sắc, chợ phiên, gian hàng ẩm thực), Yi Peng Lanna International (tham gia nghi thức bái lễ, ngồi thiền),... Ngoài ra, du khách cũng có thể đến bờ sông Pin để thả đèn hoa đăng Krathong trên sông, tham quan đền Chai Mongkhon và thưởng thức các món ăn truyền thống của ẩm thực địa phương.
Ngoài ra, khi đến Chiang Mai, du khách không nên bỏ qua ghé thăm một vài danh lam thắng cảnh nổi tiếng của vùng đất từng là “thủ phủ của vương quốc Lanna cổ đại” này như: Chùa Wat Phrathat Doi Suthep, Chùa Wat Ku Tao, Chùa Chedi Luang. Grand Canyon, Đồi Doi Inthanon, Chiang Mai Safari, Chợ đêm Chiang Mai Night Bazaar,...
Sự kiện thả đèn trời ở địa điểm Đại học Maejo (Chiang Mai) thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia | Nguồn: Shutterstock
Bên cạnh đó, du khách cũng có thể tham khảo một số sản phẩm du lịch Chiang Mai đầy hấp dẫn bên dưới đây để có được những trải nghiệm thú vị và trọn vẹn khi đến khu vực miền bắc của Thái Lan.
Đọc thêm: Check-in 3 con phố độc đáo ở Chiang Mai
Trong Tokyo DisneySea ở Nhật Bản sở hữu một khu vui chơi chủ đề thứ tám của công viên mang tên Fantasy Springs. Địa điểm sở hữu 03 vùng đất huyền ảo đến từ các thương hiệu hoạt hình nổi tiếng của Walt Disney gồm Rapunzel Forest trong Công Chúa Tóc Mây, Frozen Kingdom trong Nữ Hoàng Băng Giá và Neverland trong Peter Pan. Trong đó, khu vực Rapunzel Forest sở hữu chuyến đi huyền ảo mang tên “Lễ hội đèn lồng Rapunzel” thu hút sự chú ý của du khách vì đây là lần đầu tiên phim Công Chúa Tóc Mây trở thành chủ đề trong khu vui chơi của Công viên Disney.
Bản đồ Khu chủ đề Fantasy Springs tại Tokyo DisneySea | Nguồn: USA Today
“Lễ hội đèn lồng Rapunzel” là một chuyến đi 5 phút trong bóng tối bằng thuyền gondola như thể nàng Rapunzel và chàng Flynn đang trên chiếc thuyền trôi vào Corona vào ban đêm đúng ngày lễ hội thiên đăng của vương quốc hệt như trong Công Chúa Tóc Mây. Ngay tại cao trào của chuyến đi cũng là lúc những chiếc “thiên đăng” thắp sáng bầu trời đêm và ca khúc “I See The Light” vang lên hệt như phân đoạn đắt giá diễn ra trong tác phẩm đình đám.
Trong khu vực Rapunzel Forest còn sở hữu 01 nhà hàng mang tên The Snuggly Duckling để du khách có thể khỏa lấp cơn đói bằng những món ăn thơm ngon, chẳng hạn như Duckling’s Cheeseburger.
Cảnh tái hiện Lễ hội đèn lồng của vương quốc Corona - nơi Rapunzel phải lòng Flynn trong Công Chúa Tóc Mây | Nguồn: Báo Phụ Nữ
Để đến được Tokyo DisneySea, du khách có thể đặt Vé máy bay đi Nhật Bản hoặc Vé máy bay đi Tokyo đến Sân bay quốc tế Tokyo. Sau đó, tùy theo nơi lưu trú mà du khách có thể lựa chọn nhiều cách thức di chuyển khác nhau. Tuy nhiên, vì giao thông đông đúc tại các con đường xung quanh Tokyo DisneySea nên du khách muốn đến công viên này thường được khuyên sử dụng phương tiện công cộng. Do đó, cách thức di chuyển thuận tiện nhất là đi tàu điện ngầm.
Du khách có thể mua các loại vé tàu (như thẻ JR Pass, thẻ IC, vé tàu tiêu chuẩn, vé ngày) ngay tại ga để đi từ Ga Tokyo đến Ga Maihama trên Tuyến Keiyo, mất khoảng 15 phút đi tàu. Sau khi đến Ga Maihama du khách chỉ cần đi bộ một quãng ngắn là đến ga Resort Gateway và lên tuyến Disney Resort đi thêm 03 phút là đến Tokyo DisneySea.
Nhà hàng The Snuggly Duckling với sức chứa hơn 600 khách | Nguồn: Báo Phụ Nữ
Đến với Tokyo DisneySea, ngoài khu Fantasy Springs đầy huyền ảo, du khách có thể tận hưởng hàng tá trò chơi hấp dẫn như: Soaring, Toy Story Mania, Indiana Jones Adventure: Temple of the Crystal Skull, Raging Spirits, Journey to the Center of the Earth, Mermaid Lagoon Theater, The Magic Lamp Theater,...
The Little Mermaid Castle rực rỡ sắc màu tại Tokyo DisneySea | Nguồn: Shutterstock
Bên cạnh đó, để chuyến du lịch Nhật Bản nói chung và Tokyo nói riêng thêm phần thú vị, du khách có thể tham khảo thêm một sản phẩm du lịch mà Traveloka đề xuất ngay bên dưới đây nhé!
Công Chúa Tóc Mây mở ra những thước phim Trung cổ đầy mê hoặc với những thành quách và lâu đài đầy sự cổ kính. Để có thể chìm đắm trong không gian hoàng gia xưa cũ châu Âu, du khách có thể đến Mont Saint Michel đầy độc đáo là nguyên mẫu của vương quốc Corona.
Du khách có thể đến với những quốc gia châu Á như Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan để được một lần tham gia lễ hội thiên đăng hệt như phân đoạn thả đèn trời lãng mạn trong phim. Ngoài ra, tại Nhật Bản cũng có nơi để bạn có thể đắm mình trong vương quốc cổ tích Rapunzel, đó chính là công viên chủ đề Tokyo DisneySea.
Bên cạnh đó, để chuyến đi thêm phần thuận tiện và tiết kiệm, đừng quên tham khảo lên kế hoạch kỹ lưỡng, vé máy bay, đặt khách sạn, vé vui chơi và tour du thuyền trên Traveloka để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé!