Chim công (tên tiếng Anh: Peafowl) là loài chim sở hữu bộ lông rực rỡ và dáng vẻ kiêu kỳ, đã mê hoặc lòng người từ bao thế hệ, trở thành đặc trưng của vẻ đẹp tự nhiên muôn loài. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài quý phái ấy, vẫn còn nhiều hiểu lầm về loài chim này mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng Traveloka tìm hiểu về chim công - biểu tượng hoàn mỹ của thiên nhiên trong bài viết dưới đây!
Những hiểu lầm thú vị về chim công - “nữ hoàng” của thế giới thiên nhiên @Shutterstock
Chim công được xem là loài chim nổi bật của họ Phasianidae, cùng họ với các loài chim trĩ và gà lôi, sở hữu vẻ đẹp rực rỡ và kích thước lớn. Có nguồn gốc từ vùng Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ và Sri Lanka, con công sinh sống tự nhiên trong môi trường rừng nhiệt đới và hoang dã. Chúng đã tồn tại hàng ngàn năm trong thiên nhiên, mang trong mình những tập tính độc đáo và vẻ đẹp vượt thời gian.
Chim công là biểu tượng của sự cao quý tại nhiều quốc gia Châu Á @Shutterstock
Bên cạnh vẻ đẹp ngoại hình, chim công còn là biểu tượng của sự cao quý và quyền lực trong nhiều nền văn hóa châu Á. Tại Ấn Độ và Trung Quốc, chim công thường được nuôi trong cung điện và vườn của vua chúa, quý tộc, tượng trưng cho địa vị và thịnh vượng. Hình ảnh con công đã đi vào huyền thoại và nghệ thuật từ xa xưa, xuất hiện trong các câu chuyện thần thoại, các biểu tượng tâm linh và các tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác.
Chim công trong tự nhiên có thể được chia thành ba loại chính, với những điểm khác biệt đặc trưng riêng về màu sắc, kích thước và môi trường sống.
Là loài chim công phổ biến nhất với bộ lông xanh biếc lấp lánh và vẻ đẹp đặc trưng khác biết, chim công Ấn Độ thường sinh sống tại các khu rừng nhiệt đới và đồng cỏ ở Ấn Độ và Sri Lanka. Với bộ lông sặc sỡ, loài chim này không chỉ thu hút trong tự nhiên mà còn là biểu tượng văn hóa và niềm tự hào của người dân Ấn Độ.
Chim công Ấn Độ đang “khoe” bộ lông đuôi của mình @Shutterstock
Sở hữu bộ lông xanh lá ánh kim, chim công xanh phân bố ở Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar và Việt Nam. Loài này sinh sống trong rừng nhiệt đới ẩm, nơi màu lông xanh của chúng dễ dàng hòa vào thiên nhiên.
Hiếm và ít được bắt gặp ngoài tự nhiên, chim công Congo có màu lông tối và kích thước nhỏ hơn, sinh sống chủ yếu trong các khu rừng rậm dày đặc ở Congo, nơi ánh sáng hạn chế giúp màu lông tối của chúng dễ hòa lẫn vào cảnh quan rừng rậm nhiệt đới.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất là màu sắc bộ lông của chim công đực. Vào mùa giao phối, chim công đực thường xòe đuôi như một chiếc quạt lớn, với họa tiết "mắt công" lấp lánh ánh xanh biếc và ánh kim để thu hút bạn tình.
Chim công có nhiều đặc điểm khác lạ với loài chim thông thường @Shutterstock
Về kích thước, chim công đực trưởng thành có thân hình dài khoảng 2,1 mét, trong đó đuôi đã chiếm tới 1,5 mét – lộng lẫy và rực rỡ như một tấm màn sắc màu. Đặc biệt, bộ lông của chúng có thể chiếm đến 60% trọng lượng cơ thể, khiến chim công trở thành một trong những loài chim lớn nhất thế giới. Ngược lại, chim công cái có kích thước nhỏ hơn và màu sắc trầm hơn, thường là nâu xám, giúp chúng dễ ngụy trang trong tự nhiên.
Mặc dù có kích thước lớn và bộ lông dài, chim công vẫn có khả năng bay ngắn. Tuy nhiên, do trọng lượng và cấu trúc cơ thể, chúng không bay xa hay cao, mà chủ yếu sử dụng đôi cánh để bay lên các cành cây hoặc vượt qua những khoảng cách ngắn nhằm tránh kẻ thù.
Chim công có tập tính sinh hoạt và sinh sản đặc biệt. Vào mùa sinh sản, chim công đực sẽ xòe đuôi như một chiếc quạt lớn và lượn vòng để thu hút bạn tình nhằm phô bày vẻ, thể hiện sức khỏe và sự hấp dẫn của con công cái.
Về chế độ ăn, chim công là loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu là hạt, các loại thực vật và côn trùng nhỏ, đôi khi đó còn là cả các động vật như thằn lằn. Chế độ ăn đa dạng giúp chúng dễ dàng thích nghi ở nhiều môi trường khác nhau, từ rừng rậm đến đồng bằng.
Chim công đực có đặc tính đánh dấu lãnh thổ cao, thường phát ra tiếng kêu lớn và có hành động uy hiếp để bảo vệ lãnh thổ khỏi các con đực khác, đồng thời bảo vệ chim cái và con công non của chúng. Tính cách này giúp chim công đực duy trì trật tự xã hội và tạo điều kiện sinh sản an toàn trong tự nhiên.
Chim công đực “khoe” bộ lông đuôi sặc sỡ của mình với bạn tình @Shutterstock
Hiện nay, vẫn có nhiều hiểu lầm về màu sắc của chim công. Nhiều người cho rằng chim công chỉ có một màu xanh biếc đặc trưng, nhưng thực tế có ba loài chim công với màu sắc riêng biệt. Chim công Ấn Độ sở hữu bộ lông xanh ánh kim rực rỡ, chim công xanh có lông màu xanh lá ánh kim, và chim công Congo lại mang bộ lông tối hơn.
Khác với hầu hết các loài chim thường làm tổ trên cao để tránh kẻ thù, chim công lại chọn xây tổ ngay trên mặt đất. Khi đến mùa sinh sản, con công cái đào một hõm nhỏ trên nền đất và lót nó bằng cành cây, lông vũ để bảo vệ trứng. Việc làm tổ trên mặt đất tạo sự tiện lợi cho việc chăm sóc chim con, nhưng cũng khiến chúng phải đối mặt với nhiều nguy hiểm rình rập.
Chim công có tập tính làm tổ trên mặt đất @Shutterstock
Bộ lông đuôi rực rỡ của chim công đực không tồn tại mãi mãi. Sau mùa giao phối, con công đực sẽ tự rụng phần lông đuôi nổi bật này để chuẩn bị cho mùa giao phối tiếp theo. Việc rụng lông giúp chúng tiết kiệm năng lượng và giảm trọng lượng cơ thể.
Chim công có thể bay ở cự ly ngắn @Shutterstock
Chim công chỉ xòe đuôi trong mùa giao phối để thu hút bạn tình, chứ không phải hành động thường xuyên. Ngoài thời gian này, chúng giữ bộ lông đuôi khép lại để di chuyển dễ dàng hơn và tiết kiệm năng lượng.
Bộ lông đuôi không chỉ được dùng trong mùa giao phối mà còn là một hình thức cảnh báo kẻ thù. Khi gặp nguy hiểm, chim công cũng xòe đuôi và phát ra âm thanh lớn để đe dọa kẻ săn mồi, thể hiện sức mạnh và cảnh báo về sự hiện diện của chúng trong khu vực lãnh thổ.
Vườn quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên lâu đời nhất tại Việt Nam, nổi tiếng với hệ sinh thái phong phú và sự đa dạng sinh học. Đây cũng là nơi bảo vệ nhiều loài động vật quý hiếm, bao gồm cả chim công xanh. Chim công tại đây được nuôi dưỡng trong môi trường bán hoang dã, nơi hệ sinh thái rừng nhiệt đới giúp chúng dễ dàng phát triển các tập tính tự nhiên.
Vườn quốc gia Cúc Phương có hệ sinh thái lý tưởng cho nhiều loài động vật sinh sống @Shutterstock
Ngoài ra, khu vực này còn có những hướng dẫn viên am hiểu về con công, giúp du khách hiểu hơn về các dự án bảo tồn cũng như những khó khăn trong việc duy trì loài chim tuyệt đẹp này trong tự nhiên.
Ngoài ra, du khách có thể kết hợp tham gia những tour du lịch Ninh Bình như: Tour du lịch Hoa Lư Tam Cốc, Tour Trải nghiệm Ninh Bình, Tour du lịch Ninh Bình trên xe Jeep,...
Vườn quốc gia Bạch Mã có hệ sinh thái đa dạng, là khu vực sinh sống của một số lượng nhỏ chim công đực, với bộ lông xanh biếc rực rỡ và những tập tính đặc trưng như tiếng kêu gọi bạn tình vào mùa giao phối. Chim công tại Bạch Mã sinh sống trong khu rừng nhiệt đới ẩm, nơi chúng tự do di chuyển và kiếm ăn tự nhiên.
Bên cạnh đó, vườn quốc gia Bạch Mã cũng cung cấp các hoạt động tham quan, từ ngắm chim đến khám phá thiên nhiên, giúp du khách hiểu rõ hơn về hệ sinh thái phong phú và sự thích nghi của chim công trong môi trường rừng rậm.
Chim công tại vườn quốc gia Bạch Mã @Shutterstock
Ngoài ra, du khách có thể kết hợp du lịch Huế với những địa điểm nổi tiếng như: Quần thể các lăng vua nhà Nguyễn, Kinh Thành Huế - Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, Rừng ngập mặn Rú Chá….. Du khách có thể lựa chọn tour du lịch ngắn ngày để dễ dàng tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp nơi đây.
Là một trong những khu bảo tồn lớn nhất tại miền Nam, vườn quốc gia Cát Tiên là nơi bảo tồn chim công xanh trong môi trường gần giống tự nhiên. Con công tại đây được chăm sóc kỹ lưỡng, tạo điều kiện để chúng phát triển các tập tính tự nhiên như xòe đuôi và thực hiện các nghi thức sinh sản vào mùa giao phối.
Vườn quốc gia Cát Tiên là khu bảo tồn lớn nhất tại khu vực miền Nam @Shutterstock
Bên cạnh việc được ngắm nhìn chim công và những loài động vật tại đây, du khách có thể kết hợp trải nghiệm du lịch Đồng Nai ghé thăm những địa điểm như: Khu du lịch Sơn Tiên, Tà Là hay trải nghiệm phượt Thác Mai,...
Để đến Ninh Bình, du khách có thể đặt vé máy bay đi Hà Nội, sau đó dễ dàng di chuyển đến Ninh Bình bằng xe khách, tàu hỏa hoặc xe cá nhân. Từ trung tâm thành phố, du khách có thể thuê xe máy hoặc taxi để đến Vườn quốc gia Cúc Phương.
Wed, 21 May 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.376.085 VND
Fri, 25 Apr 2025
VietJet Air
Đà Nẵng (DAD) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.063.336 VND
Thu, 1 May 2025
VietJet Air
Nha Trang (CXR) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.173.135 VND
Để đến Thừa Thiên Huế, du khách có thể đặt vé máy bay đi Huế, hoặc chọn di chuyển bằng xe lửa hoặc xe khách. Từ trung tâm thành phố Huế, du khách có thể thuê xe máy, taxi hoặc sử dụng dịch vụ đưa đón sân bay để đến vườn quốc gia, đây là phương án thuận tiện và giúp tiết kiệm thời gian cho du khách.
Mon, 19 May 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Huế (HUI)
Bắt đầu từ 842.765 VND
Wed, 7 May 2025
Vietnam Airlines
TP HCM (SGN) đi Huế (HUI)
Bắt đầu từ 1.198.511 VND
Mon, 19 May 2025
VietJet Air
Hà Nội (HAN) đi Huế (HUI)
Bắt đầu từ 1.150.220 VND
Để đến Đồng Nai, du khách có thể đặt vé máy bay đi Sài Gòn. Từ đây, du khách có thể di chuyển đến Vườn quốc gia Cát Tiên bằng xe khách đến thị trấn Tân Phú, sau đó thuê taxi hoặc xe máy để vào khu bảo tồn.
Wed, 21 May 2025
VietJet Air
Hà Nội (HAN) đi TP HCM (SGN)
Bắt đầu từ 1.380.065 VND
Wed, 14 May 2025
Vietravel Airlines
Đà Nẵng (DAD) đi TP HCM (SGN)
Bắt đầu từ 947.626 VND
Wed, 30 Apr 2025
VietJet Air
Huế (HUI) đi TP HCM (SGN)
Bắt đầu từ 1.022.182 VND
Nên đặt vé máy bay sớm để có những ưu đãi lớn @Shutterstock
Wyndham Grand Vedana Ninh Binh Resort có không gian rộng lớn với hệ thống phòng nghỉ đa dạng @WyndhamGrandVedanaNinhBinhResort
Theo cẩm nang du lịch, trước khi bắt đầu hành trình đi ngắm chim công, du khách cần lưu ý một vài thông tin sau:
Những lưu ý trên giúp du khách có trải nghiệm trọn vẹn khi đi ngắm chim công @Shutterstock
Để chuyến hành trình ngắm nhìn loài chim quý này thêm phần trọn vẹn và tiết kiệm, hãy nhanh tay săn các deal “hot” cùng hàng loạt mã giảm giá dành riêng cho khách sạn,vé máy bay, tour du lịch và vé tham quan vui chơi trên ứng dụng Traveloka. Truy cập ngay để không bỏ lỡ các ưu đãi hấp dẫn nhé!