Có hơn 3.000 loài thằn lằn, nhưng rồng Komodo (tên tiếng Anh: Komodo dragon) được ghi nhận là loài thằn lằn lớn nhất còn sống trên thế giới. Hiện nay, loài rồng này đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng. Hãy cùng Traveloka điểm qua những sự thật thú vị về loài rồng đặc biệt này ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Mặc dù được gọi là rồng nhưng thực chất rồng Komodo (Varanus komodoensis), là một loài bò sát thuộc họ thằn lằn Varanidae sinh sống ở Indonesia. Tên địa phương của loài này là: Ora, Mbou, Rugu hoặc Buaya Darat. Loài vật này đã xuất hiện trên Trái đất từ hơn 100 triệu năm trước và được mệnh danh là “Vua của các loài thằn lằn”.
Rồng Komodo được phân loại là loài có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ của IUCN. @Shutterstock
Theo nhiều ấn phẩm nghiên cứu, có bằng chứng hóa thạch mới cho thấy rồng Komodo có nguồn gốc từ Úc. Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã khai quật được nhiều hóa thạch ở miền đông Úc, có niên đại từ 300.000 năm trước đến khoảng 4 triệu năm trước, giống hệt với rồng Komodo ngày nay.
Các nhà khoa học phương Tây không biết đến thằn lằn Komodo cho đến năm 1912. Tên gọi của loài thằn lằn này xuất phát từ việc chúng có chiếc lưỡi dài chẻ đôi trông giống như những con rồng phun lửa trong thần thoại!
Quần thể của loài thằn lằn này khá nhỏ so với các loài bò sát khác. Hơn nữa, việc thiếu con cái đẻ trứng, phá hủy môi trường sống và nạn săn trộm của con người đã đe dọa đến quần thể của loài thằn lằn này. Hiện tại, chỉ còn chưa đến 3.500 con rồng Komodo và chúng được phân loại là loài có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ của IUCN.
Có ít nhất 70 loài được ghi nhận thuộc họ Varanidae, trong đó có rồng Komodo. Loài thằn lằn này không có các phân loài khác.
Hiện nay, rồng Komodo chỉ được tìm thấy trên năm hòn đảo ở Indonesia. Bốn hòn đảo kết hợp lại và được gọi là đảo Komodo và hòn đảo thứ năm là Flores.
Các hòn đảo này có nguồn gốc từ núi lửa, đồi núi gồ ghề, được bao phủ bởi cả rừng và đồng cỏ thảo nguyên. Thằn lằn Komodo có phạm vi sinh sống nhỏ nhất trong số các loài ăn thịt lớn trên thế giới. Chúng thích thời tiết nóng, với nhiệt độ ban ngày trong mùa khô thường lên tới 35 độ C với độ ẩm 70%.
Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn có đuôi dài, cổ và tứ chi chắc khỏe. Lưỡi của chúng có màu vàng và chẻ đôi. Con trưởng thành có màu xám đá hoặc màu đen đồng nhất khắp cơ thể trong khi con non có màu sắc và hoa văn rực rỡ hơn.
Lớp da trên cơ thể thằn lằn Komodo khá thô cứng, cùng với lớp vảy chắc khỏe giúp bảo vệ chúng khỏi bị thương do trầy xước hay bị kẻ thù cắn cắn.
Giống như hầu hết các loài bò sát, rồng Komodo sử dụng chiếc lưỡi chẻ đôi của mình để ngửi, thay vì mũi như nhiều loài vật khác. Chúng có thể phát hiện ra con mồi đang thối rữa từ khoảng cách lên đến 4 km. Tuy nhiên, thính giác và thị giác của chúng không mấy ấn tượng.
Mặc dù con đực có xu hướng phát triển lớn hơn và đồ sộ hơn con cái, nhưng không có sự khác biệt rõ ràng về mặt hình thái nào về mặt hình thể giữa con đực và con cái.
Lớp da trên cơ thể thằn lằn Komodo khá thô cứng. @Shutterstock
Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất còn sống trên thế giới. Những con rồng hoang dã này thường nặng khoảng 70 kg.
Giống thằn lằn Komodo trưởng thành có chiều dài gần bằng một chiếc ô tô nhỏ, và đuôi của chúng chiếm phần lớn trong chiều dài cơ thể. Đuôi của loài rồng này thường dài bằng chiều dài cơ thể và vô cùng khỏe, có thể dùng để hạ gục một con nai!
Con thằn lằn Komodo lớn nhất từng được phát hiện có chiều dài đạt tới 3,13 mét và nặng 166 kg. Con đực có xu hướng lớn hơn và “đồ sộ” hơn con cái.
Rồng Komodo là loài ăn thịt. Những con thằn lằn khổng lồ này có thể ăn bất kỳ loại thịt nào, từ những con nai lớn đến cả con người và trâu nước. Đôi khi chúng ăn thịt lẫn nhau, con thằn lằn lớn hơn sẽ ăn con thằn lằn nhỏ hơn và cả những con non.
Thằn lằn Komodo non chủ yếu ăn thằn lằn nhỏ, côn trùng cũng như rắn và chim. Nếu chúng sống đến 5 tuổi, chúng sẽ chuyển sang săn con mồi lớn hơn, chẳng hạn như: loài gặm nhấm, khỉ, dê, lợn rừng và hươu (món ăn phổ biến nhất).
Các cơ ở hàm và cổ họng chắc khoẻ của thằn lằn Komodo cho phép chúng nuốt những khối thịt khổng lồ với tốc độ đáng kinh ngạc. Một số khớp chuyển động, chẳng hạn như khớp ở hàm dưới có thể mở rộng bất thường để chúng xé thịt con mồi. Dạ dày của rồng Komodo nở ra dễ dàng, nên một con thằn lằn Komodo trưởng thành có thể tiêu thụ tới 80% trọng lượng cơ thể của mình trong một bữa ăn.
Rồng Komodo là động vật ăn thịt. @Shutterstock
Mặc dù rồng Komodo có thể đạt tốc độ từ 16 đến 20 km/giờ trong thời gian ngắn, chiến lược săn mồi của chúng dựa trên sự ẩn núp và sức mạnh. Chúng dành hàng giờ ẩn nấp ở một điểm bất kỳ, chờ một con nai hoặc con mồi lớn băng qua rồi tấn công.
Hầu hết các nỗ lực hạ gục con mồi của loài thằn lằn Komodo đều không thành công. Tuy nhiên, nếu nó có thể cắn con mồi, vi khuẩn và nọc độc trong nước bọt của nó sẽ giết chết con mồi trong vòng vài ngày. Sau khi con vật chết, thằn lằn Komodo sử dụng khứu giác mạnh mẽ của mình để xác định vị trí của cơ thể con mồi. Những con rồng Komodo thường chia sẻ “chiến lợi phẩm" sau khi săn mồi được cho nhau.
Một sự thật bất ngờ về giống thằn lằn Komodo là chúng còn có thể bơi. Người ta đã phát hiện ra Komodo cách xa hàng dặm ngoài khơi bờ biển của năm hòn đảo mà chúng sinh sống. Chúng chỉ bơi dọc như cá Dory.
Mỗi năm một lần, khi đã sẵn sàng giao phối, rồng Komodo cái sẽ tiết ra mùi hương trong phân như một cách ra tín hiệu với rồng đực. Khi rồng đực tìm thấy rồng cái, nó sẽ cào lưng và liếm cơ thể rồng cái. Nếu rồng cái liếm lại rồng đực, chúng sẽ bắt đầu giao phối. Đôi khi rồng đực cũng vật lộn với nhau để giành quyền giao phối.
Rồng cái mang thai và đẻ khoảng 30 quả trứng/lần, chúng chôn trứng xuống đất cho đến khoảng tám tháng thì trứng nở.
Khi không có con đực nào xung quanh, rồng Komodo cái có cách sinh sản khác. Vì chúng có cả nhiễm sắc thể giới tính đực và cái, rồng cái có thể sinh sản vô tính mà không cần rồng đực.
Khi rồng Komodo đực tìm thấy rồng cái, chúng sẽ cào lưng và liếm cơ thể rồng cái. @Shuttestock
Khi bị đe dọa, thằn lằn Komodo nôn ra thức ăn trong dạ dày để giảm trọng lượng của cơ thể, giúp chúng chạy trốn nhanh hơn. Ngoài ra, rồng Komodo sẽ vung đuôi qua lại như một chiến thuật hù dọa kẻ thù đang đe dọa mình. Chiếc đuôi dài chắc khỏe của loài thằn lằn này cũng được xem như một loại vũ khí để chúng tấn công kẻ thù của mình.
Công viên quốc gia Komodo là một điểm đến du lịch rất phổ biến ở Indonesia và đã có báo cáo về những kẻ săn trộm lấy thằn lằn bất hợp pháp khỏi công viên.
Bên cạnh đó,“vua của các loài thằn lằn” còn có tuyến nọc chứa đầy độc tố làm kẻ thù hạ huyết áp, gây chảy máu ồ ạt và gây sốc. Chúng dùng răng để cắn con mồi, sau đó nọc độc từ răng sẽ làm con mồi bị thương.
Rồng Komodo chỉ sống ở công viên quốc gia Komodo (với một vài đàn trên Đảo Flores lân cận). Do đó, năm 1980, Indonesia thành lập công viên quốc gia Komodo để bảo vệ loài vật này và môi trường sống của chúng.
Rồng Komodo hầu hết sống ở công viên quốc gia Komodo. @Shutterstock
Công viên quốc gia Komodo rộng gần 2.000 km², bao gồm 29 đảo núi lửa, trong đó các đảo lớn hơn là: Rinca, Padar và Komodo. Công viên trải dài trên đất liền và mặt nước với tổng diện tích là 2.000 km². Về mặt địa lý, khu vực này bao gồm nhiều loại môi trường và điểm tham quan tự nhiên khác nhau: đồi dốc, rừng rậm, đồng cỏ, bãi biển, rạn san hô,...
Nơi đây cũng là nơi sinh sống của các loài như: chim bụi chân cam và hươu Timor, cũng như môi trường biển phong phú cho các loài sinh vật biển như: cá voi, cá heo, rùa biển, cá mập, san hô, bọt biển, cá đuối manta và hơn một nghìn loài cá khác.
Do tầm quan trọng về mặt sinh học, Khu bảo tồn Komodo đã được Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO chấp nhận và được đưa vào danh sách Di sản Thế giới vào năm 1986.
Cả đảo Komodo và vườn quốc gia Komodo đều mở cửa đón khách du lịch đến tham quan. Do đó, khi đi du lịch Indonesia, du khách có thể đến đảo Komodo để gặp gỡ loài rồng Komodo. Hiện tại, chỉ còn khoảng 2.500 con rồng còn sống ở khu vực này. Khi đến tham quan, du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn những chú rồng Komodo sinh hoạt trong môi trường sống tự nhiên để từ đó hiểu thêm về loài thằn lằn to xác này.
Du khách được tận mắt ngắm nhìn rồng Komodo sinh sống tại vườn quốc gia Komodo. @Shutterstock
Theo cẩm nang du lịch, dưới đây sẽ là một vài lưu ý cho chuyến đi tham quan rồng Komodo của bạn:
Làm thế nào để đến đảo Komodo? Trước tiên, bạn cần đặt vé máy bay đi Labuan Bajo. Chuyến bay sẽ đáp tại sân bay Labuan Bajo ở Flores, Indonesia. Sau đó bạn cần đi thuyền đến đảo Komodo với thời gian di chuyển kéo dài từ 1-2 giờ.
Mon, 5 May 2025
AirAsia Berhad (Malaysia)
Hà Nội (HAN) đi Labuan Bajo (LBJ)
Bắt đầu từ 3.486.808 VND
Mon, 5 May 2025
Batik Air Malaysia
Hà Nội (HAN) đi Labuan Bajo (LBJ)
Bắt đầu từ 4.007.084 VND
Thu, 1 May 2025
AirAsia Indonesia
Hà Nội (HAN) đi Labuan Bajo (LBJ)
Bắt đầu từ 4.804.257 VND
Khi đến đảo Komodo, bạn có thể thực hiện một chuyến đi trong ngày và sau đó trở về các khách sạn ở khu vực Nusa Tenggara Timur, gần đảo Komodo để nghỉ ngơi hoặc nghỉ ngơi trên đảo. Ngoài Khu nghỉ dưỡng Komodo Resort - khu nghỉ dưỡng trên đảo thì một số khách sạn ở Nusa Tenggara Timur mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn gồm có:
Ngoài ra còn có rất nhiều khách sạn khác. Bạn có thể truy cập mục Khách sạn trên Traveloka để có thể tìm thêm những khách sạn phù hợp nhất với mình.
Khi đến đảo Komodo để gặp gỡ loài rồng Komodo khổng lồ, du khách cần lưu ý:
Rồng Komodo - một loài thằn lằn với kích thước khổng lồ hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nếu bạn cũng muốn đến Indonesia để ngắm nhìn “vua của các loài thằn lằn”, hãy để Traveloka đồng hành cùng bạn. Bạn chỉ cần truy cập ứng dụng Traveloka rồi nhập thời gian và địa điểm cần đến, Traveloka sẽ gợi ý cho bạn những khách sạn, vé máy bay, vé xe khách, vé tham quan và vui chơi giải trí, tour du lịch phù hợp với mức giá ưu đãi nhất. Cùng Traveloka lên kế hoạch cho chuyến đi của mình ngay hôm nay bạn nhé!