Tê giác: Đặc điểm sinh học, tập tính, nơi bảo tồn tại Việt Nam

Thao Nguyen
13 Oct 2024 - 15 min read

Tê giác là loài thú có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái, sở hữu thân hình to lớn và những chiếc sừng đầy sức mạnh. Không những thế, loài động vật này còn được biết đến với vô số tập tính thú vị, là giống loài mà ngay cả các loài thú dữ cũng phải dè chừng.

Trong bài viết sau đây, Traveloka sẽ cùng bạn tìm hiểu về đặc điểm sinh học, đời sống tự nhiên của tê giác cũng như các vườn thú tại Việt Nam đang bảo tồn loài động vật quý hiếm này.

Tê giác là loài động vật quý hiếm và có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. @Shutterstock

Thông tin chi tiết về tê giác

Giới thiệu về tê giác

Tê giác (tên tiếng Anh: Rhino hoặc Rhinoceros) là loài động vật có vú sống trên cạn, lớn thứ 2 trên trái đất, chỉ sau voi châu Phi. Chúng thường sinh sống ở các khu rừng nhiệt đới gần hồ nước hoặc đầm lầy, ăn cỏ non, trái cây chín rụng và măng tre. Hiện nay, loài động vật này được tìm thấy chủ yếu tại các quốc gia châu Á và châu Phi, nhiều nhất là ở Ấn Độ, Thái Lan và Campuchia.

Tê giác sinh sống chủ yếu tại châu Á và châu Phi. @Shutterstock

Phân loài tê giác

Tính đến thời điểm hiện tại, có 5 loài tê giác còn tồn tại trên trái đất, bao gồm:

Tê giác Ấn Độ: Còn gọi là tê giác một sừng lớn, sống tại những vùng đồi thấp dưới chân núi Himalaya thuộc Ấn Độ và Nepal. Đặc điểm nhận dạng chính của chúng là chiếc sừng lớn và cơ thể cao to với chiều dài thân hình lên đến 3,5m. Da của chúng khá sần sùi, gồm nhiều miếng da ghép nối lại với nhau, tựa như một tấm thảm đinh tán. Về số lượng, phân loài này hiện còn khoảng 2.000 con sống trong tự nhiên.
Tê giác trắng: Là quần thể tê giác phổ biến nhất, sống tập trung tại miền Nam châu Phi. Điểm đặc trưng nhất của phân loài này là đôi môi vuông và một chiếc bướu nằm phía sau cổ.
Tê giác đen: Là phân loài có nguy cơ tuyệt chủng cao do ít sinh nở và bị săn lùng ráo riết. Chúng sống chủ yếu tại miền Đông châu Phi và Trung Phi, hiện còn khoảng 4.000 cá thể. Chúng sở hữu một đôi môi khá nhọn, phần da màu nâu và hơi ngả sang đen.
Tê giác Sumatra: Là loài tê giác 2 sừng, có nhiều lông và sống tập trung ở Đông Nam Á. Đây là phân loài được xếp hạng cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, hiện chỉ còn khoảng hơn 200 cá thể.
Tê giác Java: Là loài tê giác 1 sừng vô cùng quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới và hiện chỉ còn khoảng 80 con đang sinh sống tại Indonesia. Chúng có chiếc sừng dài khoảng 20cm, chiều dài thân tầm 3m, có lớp da dày, cứng và nhiều nếp gấp.

Trên thế giới hiện có 5 phân loài tê giác còn tồn tại. @Shutterstock

Đặc điểm cơ thể của tê giác

Tê giác là loài mãnh thú to lớn và đầy sức mạnh, sở hữu lớp da bảo vệ được tạo thành từ các lớp chất keo. Da chúng dày và cứng hệt như một chiếc áo giáp, với độ dày tầm 1,5 – 5cm, thường có màu xám ngả sang đen và khá ít lông. Chiều dài cơ thể của con trưởng thành thường dao động từ 3,5 – 3,8m, trọng lượng khoảng 1.000 – 1.500kg hoặc hơn. Tuy có thân hình to lớn nhưng chúng lại có khả năng chạy rất nhanh, vận tốc tối đa có thể đạt đến 52km/h.

Lớp da sần sùi và chiếc sừng ngắn của loài tê giác Java. @Shutterstock

Tuỳ theo phân loài mà chúng có thể có 1, 2 hoặc 3 chiếc sừng mọc trên mũi. Khác với các loài động vật khác, sừng của chúng mọc ở ngoài da. Cấu tạo của sừng phần lớn là keratin, tương tự như tóc và móng tay của con người. Tê giác đen là phân loài có đến 3 chiếc sừng, chiếc thứ nhất dài tầm 1,5m, chiếc thứ 2 dài hơn 50cm và chiếc thứ 3 ngắn hơn. Thông thường, sừng của con cái sẽ dài và mỏng hơn so với con đực.

Tập tính của tê giác

Thích sống đơn độc: Hầu hết các cá thể của loài động vật này đều thích sống riêng lẻ, đơn độc và có xu hướng né tránh lẫn nhau. Tuy vậy, một số chủng loài vẫn sinh sống theo từng nhóm nhỏ, chẳng hạn như tê giác trắng. Những nhóm này thường bao gồm một cá thể cái và một cá thể con hoặc nhiều cá thể cái sinh sống cùng nhau. Ngược lại, con đực thích lối sống đơn độc thay vì lập thành nhóm và chỉ tìm đến con cái để giao phối.

Một số cá thể tê giác sống chung thành từng nhóm nhỏ. @Shutterstock

Tính lãnh thổ cao: Con đực có tính lãnh thổ rất cao, chúng sử dụng phân để xác định và đánh dấu phần lãnh thổ của riêng mình. Đặc biệt, phân của từng cá thể tê giác đều có mùi riêng biệt, ngoài dùng đánh dấu lãnh thổ còn dùng để giao tiếp với nhau.
Sống cộng sinh cùng loài chim oxpecker: Chim oxpecker còn có tên gọi khác là chim đậu lưng bò, chúng là một loài chim nhỏ, thường đậu trên lưng của tê giác để bắt côn trùng ký sinh trên da. Mối quan hệ giữa 2 loài động vật được xem là tương hỗ, chim có thức ăn để sinh tồn còn tê giác thì kiểm soát được lượng ký sinh trùng trên bề mặt da. Bên cạnh đó, chim oxpecker còn dùng tiếng kêu để cảnh báo cho người bạn to lớn của mình những mối nguy hiểm tiềm tàng.
Thói quen làm mát cơ thể: Vào những ngày thời tiết nóng bức, tê giác thường tránh nắng trong các bóng râm hoặc vùi mình xuống bùn để làm mát. Không chỉ giúp tránh nắng và tránh nóng, bùn còn có tác dụng giúp loài động vật to lớn này thoát khỏi sự tấn công của ve, bọ. Mỗi ngày, chúng có thể ngâm mình trong bùn từ 3 – 4 giờ đồng hồ.

Tê giác ngâm mình trong nước và bùn để làm mát cơ thể. @Shutterstock

Vai trò trong hệ sinh thái: Loài động vật này có vai trò quan trong việc cân bằng hệ sinh thái, hạn chế sự lạm sát của thú ăn thịt với các loài thú ăn cỏ. Ngoại trừ con người, chúng gần như không có bất kỳ kẻ thù nào, thậm chí một số loài thú dữ còn phải kiêng dè chúng. Ngoài ra, chúng còn có khả năng phát hiện đám cháy rất nhanh và thường xông đến để dập lửa.
Ăn uống: Tê giác là loài động vật ăn thuần chay, chúng ăn cỏ, lá cây và trái cây chín rụng. Vì thiếu răng ở trước miệng nên chúng phải sử dụng môi để gặm thức ăn.

Tê giác sử dụng môi để gặm thức ăn do thiếu răng phía trước miệng. @Shutterstock

Sinh sản và tuổi thọ: Độ tuổi sinh sản sẽ có sự khác biệt giữa con đực và con cái. Con cái sẽ bước vào tuổi sinh sản trong khoảng năm thứ 5 còn con đực phải đến năm thứ 8 mới trưởng thành.

Chúng giao phối theo mùa và thường là vào mùa mưa. Sau 15 tháng mang thai thì con non ra đời, trung bình nặng hơn 30kg và chỉ sau 3 ngày là con non đã có thể chạy theo mẹ. Theo ước tính của các chuyên gia, tuổi thọ trung bình của tê giác trong môi trường sống tự nhiên là 40 năm.

Các địa điểm có thể ngắm tê giác tại Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều vườn thú đang bảo tồn loài tê giác. Để tìm hiểu về tập tính và chụp hình cùng loài động vật này thì bạn có thể ghé thăm các địa điểm sau đây.

Vinpearl Safari Phú Quốc

Vị trí: Khu Bãi Dài, Gành Dầu, Phú Quốc
Giá vé: Từ 200.000 VND/ người

Vinpearl Safari Phú Quốc là nơi chăm sóc và bảo tồn động vật lớn nhất tại Việt Nam, hoạt động theo mô hình bán hoang dã “nhốt người, thả thú”. Đến với nơi đây, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những chú tê giác khổng lồ, trong đó có 4 cá thể tê giác trắng châu Phi quý hiếm, chào đời ngay tại vườn thú. Môi trường sống của loài được xây dựng theo dạng thảo nguyên xavan với các đồng cỏ, rừng cây xen kẽ, giúp chúng thích nghi tốt và duy trì được tập tính sinh học.

Vinpearl Safari Phú Quốc là nơi nuôi dưỡng và bảo tồn tê giác lớn nhất Việt Nam. @Shutterstock

Vé Vinpearl Safari Phú Quốc

9.0/10

xã Gành Dầu

100.241 VND

Bên cạnh đó, du khách đến Vinpearl Safari Phú Quốc còn có cơ hội nhìn ngắm các loài động vật hoang dã khác như: sư tử, báo hoa mai, hổ Bengal, hươu cao cổ, gấu ngựa… Với mô hình “nhốt người, thả thú” bạn sẽ được quan sát và chụp hình các loài thú ở cự ly gần nhất. Đặc biệt, đối với các bạn thú nhỏ và hiền lành, du khách có thể tha hồ vuốt ve, cưng nựng hoặc cho chúng ăn.

Thảo Cầm Viên

Vị trí: Số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
Giá vé: Từ 40.000 – 60.000 VND/ người

Thảo Cầm Viên ở Sài Gòn là một trong những vườn thú lâu đời nhất tại Việt Nam, là điểm đến lý tưởng cho bạn ngắm nhìn những chú tê giác khổng lồ. Khuôn viên vườn thú rộng đến 52ha, là mái nhà chung của hơn 600 đầu thú thuộc 125 chủng loài.

Du khách có thể chiêm ngưỡng các chú tê giác ở khoảng cách cực gần. @Shutterstock

Các loài thú ở đây được nuôi dưỡng trong môi trường phù hợp, không gian mở cho phép du khách quan sát các bạn thú ở khoảng cách cực gần. Đặc biệt, khi đến với Thảo Cầm Viên, bạn còn được tìm hiểu về các loài thú quý hiếm như: linh dương sừng xoắn, cò đỏ, khỉ râu trắng, vượn cáo, hà mã lùn…

Mỹ Quỳnh Safari Long An

Vị trí: Ấp Bàu Công, Tân Mỹ, Đức Hoà, Long An
Giá vé: Từ 50.000 VND/ người

Mỹ Quỳnh Safari là vườn thú bán hoang dã quy mô lớn tại Long An, là toạ độ tham quan và vui chơi hấp dẫn mà du khách không thể bỏ lỡ. Không gian vườn thú có thiết kế gần gũi với cảnh quan và thiên nhiên Nam Bộ, được phân chia thành nhiều khu vực khác nhau, gồm: công viên hoang dã, công viên nước, vườn bonsai, khu nghỉ dưỡng, ăn uống…

Các chú tê giác được sinh sống trong môi trường bán hoang dã. @Shutterstock

Đến với Mỹ Quỳnh Safari, du khách sẽ có dịp hoà mình vào thế giới của các loài thú hoang dã, từ hổ, báo, sư tử cho đến các loài vật hiền lành như: hươu cao cổ, nai, rùa, dê… Đặc biệt, đây còn là vườn thú thứ 2 sau Vinpearl Safari Phú Quốc nuôi dưỡng và cho sinh sản thành công tê giác trắng châu Phi.

Kinh nghiệm và lưu ý khi đi ngắm tê giác

Tham quan vườn thú ngắm tê giác là trải nghiệm thú vị, đặc biệt là đối với những ai mê thế giới tự nhiên và các loài động vật hoang dã. Để chuyến đi thêm phần trọn vẹn, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm hữu ích sau đây:

Di chuyển đến địa điểm ngắm tê giác

Để không bỏ lỡ hành trình trải nghiệm siêu thú vị cùng những chú tê giác dũng mãnh, ngay từ bây giờ bạn hãy lên kế hoạch đến các vườn thú kể trên. Bạn có thể di chuyển bằng cách đặt mua vé xe khách hoặc thuê xe ô tô, xe máy. Nếu muốn tiết kiệm thời gian thì máy bay chính là lựa chọn số 1 cho phương tiện di chuyển. Dưới đây là các đường bay phù hợp cho bạn tham khảo:

Đi Vinpearl Safari Phú Quốc đặt ngay vé máy bay đi Phú Quốc

Discover flight with Traveloka

Mon, 5 May 2025

Vietravel Airlines

TP HCM (SGN) đi Phú Quốc (PQC)

Bắt đầu từ 759.098 VND

Sun, 27 Apr 2025

VietJet Air

Hà Nội (HAN) đi Phú Quốc (PQC)

Bắt đầu từ 1.614.952 VND

Fri, 25 Apr 2025

VietJet Air

Đà Nẵng (DAD) đi Phú Quốc (PQC)

Bắt đầu từ 1.628.918 VND

Đi Thảo Cầm Viên hoặc Mỹ Quỳnh Safari đặt ngay vé máy bay đi Sài Gòn

Discover flight with Traveloka

Sat, 17 May 2025

VietJet Air

Hà Nội (HAN) đi TP HCM (SGN)

Bắt đầu từ 1.382.056 VND

Thu, 8 May 2025

Vietravel Airlines

Đà Nẵng (DAD) đi TP HCM (SGN)

Bắt đầu từ 945.630 VND

Fri, 23 May 2025

VietJet Air

Huế (HUI) đi TP HCM (SGN)

Bắt đầu từ 1.042.388 VND

Di chuyển bằng máy bay giúp du khách tiết kiệm thời gian đi lại. @Shutterstock

Bên cạnh đó, để chủ động hơn trong hành trình khám phá của mình, bạn hãy đặt dịch vụ đưa đón sân bay của Traveloka để di chuyển đến các địa điểm kế tiếp.

Khách sạn gần điểm ngắm tê giác

Ngoài việc lựa chọn phương tiện đi lại thì đặt phòng khách sạn cũng là khâu quan trọng mà bạn cần thực hiện trước khi khởi hành. Sau khi chọn được vườn thú muốn ghé thăm, bạn hãy truy cập Traveloka để tìm kiếm phòng khách sạn giá tốt, đặt phòng trước để có cơ hội nhận ưu đãi giá phòng lên đến 30%.

Lựa chọn khách sạn gần các vườn thú sẽ thuận tiện hơn cho việc di chuyển. @Mường Thanh Grand Saigon Centre Hotel

Bạn có thể tham khảo danh sách khách sạn chất lượng, giá tốt do Traveloka gợi ý:

Khách sạn gần Vinpearl Safari Phú Quốc: Vinpearl Wonderworld Phu Quoc, The Sol Grand World Phu Quoc, Wyndham Grand Phu Quoc…
Khách sạn gần Thảo Cầm Viên - TP.HCM: Muong Thanh Grand Saigon Centre Hotel, Sotetsu Grand Fresa Saigon, Maison De Camille Boutique Hotel…
Khách sạn Long An gần Mỹ Quỳnh Safari: Phu Thang Grand Hotel, Hana Villa Long An, Lucky Ruby Border Casino…

Những điều cần lưu ý khi ngắm tê giác tại Việt Nam

Để có được một chuyến trải nghiệm ngắm tê giác an toàn và thú vị, du khách cần lưu ý đến các vấn đề sau đây:

Tuân thủ theo các quy định và chỉ dẫn an toàn của vườn thú.
Không tiếp xúc quá gần với các loài thú hoặc gây ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng.
Du khách nên đặt trước vé tham quan vườn thú tại ứng dụng Traveloka để tiết kiệm chi phí.

Ngắm nhìn những chú tê giác dũng mãnh là trải nghiệm thú vị cho cả người lớn và các bạn nhỏ. Hy vọng rằng những thông tin có trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về loài động vật này. Trước chuyến đi, bạn đừng quên truy cập ứng dụng Traveloka để đặt tour du lịch, phòng khách sạn, vé máy bay, vé vui chơi và tham quan giải trí, vô vàn deal ưu đãi cực hot đang chờ bạn đấy!

Trong bài viết này

• Thông tin chi tiết về tê giác
• Giới thiệu về tê giác
• Phân loài tê giác
• Đặc điểm cơ thể của tê giác
• Tập tính của tê giác
• Các địa điểm có thể ngắm tê giác tại Việt Nam
• Vinpearl Safari Phú Quốc
• Thảo Cầm Viên
• Mỹ Quỳnh Safari Long An
• Kinh nghiệm và lưu ý khi đi ngắm tê giác
• Di chuyển đến địa điểm ngắm tê giác
• Khách sạn gần điểm ngắm tê giác
• Những điều cần lưu ý khi ngắm tê giác tại Việt Nam

Các chuyến bay nổi bật trong bài viết này

Mon, 5 May 2025
Vietravel Airlines
TP HCM (SGN) đi Phú Quốc (PQC)
Bắt đầu từ 759.098 VND
Đặt Ngay
Sun, 27 Apr 2025
VietJet Air
Hà Nội (HAN) đi Phú Quốc (PQC)
Bắt đầu từ 1.614.952 VND
Đặt Ngay
Fri, 25 Apr 2025
VietJet Air
Đà Nẵng (DAD) đi Phú Quốc (PQC)
Bắt đầu từ 1.628.918 VND
Đặt Ngay
Khách sạn
Vé máy bay
Things to Do
Luôn biết thông tin mới nhất
Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để biết thêm các khuyến nghị về du lịch và phong cách sống cũng như các chương trình khuyến mãi thú vị.
Đăng ký