Văn khấn Giao thừa Ất Tỵ 2025 mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, là dịp để gia đình sum vầy và cầu mong một năm mới an lành. Traveloka chia sẻ cách chuẩn bị mâm cúng và bài cúng tất niên chuẩn, cùng các địa điểm du lịch lý tưởng để bạn đón Tết an khang.
Lễ Giao thừa, còn được gọi là lễ Trừ tịch, là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa của nhiều nước Đông Á, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Lễ này được tổ chức vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thường diễn ra vào đêm cuối cùng của tháng Chạp âm lịch (ngày 30 Tết hoặc ngày 29 Tết nếu tháng Chạp thiếu) và kéo dài đến thời điểm đầu tiên của năm mới.
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mang ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Đây không chỉ là thời điểm khởi đầu một năm mới mà còn là dịp để con người thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, trời đất và mong cầu một năm mới an lành, thịnh vượng.
Giao thừa là thời gian để gia đình sum vầy.@shutterstock
Lễ Giao thừa thường bắt đầu với nghi thức cúng trời đất, tiễn năm cũ và đón năm mới, đồng thời gửi gắm những lời nguyện ước tốt đẹp. Đây cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, tận hưởng không khí đoàn tụ ấm áp và cùng chào đón năm mới trong niềm vui và hy vọng. Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, Giao thừa còn là thời điểm để mỗi người khép lại những gì chưa trọn vẹn của năm cũ và hướng đến một khởi đầu mới đầy may mắn và thành công. Trong đó, bài khấn cúng Giao thừa là một phần vô cùng quan trọng trong suốt quá trình làm lễ.
Mâm cúng lễ Giao thừa thường được chuẩn bị chu đáo, bao gồm các lễ vật mang ý nghĩa tạ ơn trời đất và cầu mong phúc lành cho năm mới. Tùy theo từng vùng miền, mâm cúng có thể khác nhau, nhưng thường bao gồm:
Mâm quả cúng lễ Giao thừa.@shutterstock
Ngoài ra, mâm cúng ngoài trời để tiễn năm cũ và đón năm mới thường có thêm các lễ vật như thịt luộc, giò chả, hoa cúc vàng và bánh kẹo. Việc chuẩn bị mâm cúng không chỉ là truyền thống mà còn thể hiện tấm lòng tri ân và cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.
Cúng Giao thừa mang ý nghĩa xua đuổi những điềm xấu, điều xui xẻo của năm cũ, sẵn sàng đón một năm mới. Khi cúng lễ, văn khấn hay bài cúng đêm Giao thừa là điều không thể thiếu. Trong quá trình cúng lễ, văn khấn là một nghi thức vô cùng quan trọng. Dưới đây là 2 bài cúng Giao thừa hay bài cúng đêm 29 Tết cũng có thể áp dụng đã được Traveloka tổng hợp.
Bài văn khấn Giao thừa ngoài trời trong sách Văn khấn Nôm:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy:
Nay là phút Giao thừa năm..., chúng con là..., ngụ tại...
Nhân giờ phút thiêng liêng vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân, nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.
Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời các ngài giá lâm trước án, thụ hưởng lễ vật. Phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con được minh niên khang thái, vạn sự cát tường. Bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông , ngày ngày được hưởng ơn Trời, Phật, chư vị Tôn thần.
Cúi xin chín phương Trời mười phương chư Phật cùng Chư vị tôn thần chứng giám, phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Nghi thức đọc văn khấn Giao thừa cúng ngoài trời.@shutterstock
Lễ cúng Giao thừa cần được thực hiện xong trước 1 giờ sáng mùng 1 Tết, với sự chuẩn bị tỉ mỉ và đúng nghi thức. Dưới đây là bài cúng Giao thừa và văn khấn Giao thừa trong nhà chính xác nhất
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Kính lạy:
Nay là giờ phút Giao thừa năm..., chúng con là:..., ngụ tại:...
Phút Giao thừa vừa tới, nay theo Vận luật, tống cựu nghinh tân, giờ Tý đầu Xuân, đón mừng Nguyên Đán. Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước Án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con lại kính mời: các cụ Tiên Linh Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, nội ngoại tộc chư vị hương linh, cúi xin giáng về linh sàng thụ hưởng lễ vật.
Chúng con lại kính mời các vị Vong Linh tiền Chủ hậu Chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết Giao thừa, giáng lâm trước Án, chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, vạn sự cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù - Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Ngày Giao thừa là dịp đặc biệt để các gia đình và du khách tận hưởng không khí lễ hội, chào đón năm mới. Dưới đây là một số địa điểm du lịch lý tưởng cho ngày Giao thừa, nơi bạn có thể trải nghiệm không khí Tết truyền thống và những màn bắn pháo hoa rực rỡ:
Chùa Bà Đen là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Tây Ninh. Khi bạn du lịch Tây Ninh, bạn nên ghé thăm ngôi chùa này. Khi đã ghé thăm địa điểm tâm linh này, bạn có thể tham quan núi Bà Đen - nơi được mệnh danh là “nóc nhà” của Nam Bộ, chiêm ngưỡng tượng phật Tây Bổ Đà Sơn - tượng phật bằng đồng cao nhất châu Á. Ngoài ra, bạn còn có thể ghé thăm Tòa Thánh Tây Ninh, quan sát buổi lễ hoành tráng và đầy màu sắc cùng việc tìm hiểu về tín ngưỡng tôn giáo tại đây. Để tìm hiểu rõ hơn về các dịch vụ du lịch thú vị được Traveloka cung cấp tại Tây Ninh, bạn có thể tham khảo:
Chùa Bà Đen nổi tiếng của Tây Ninh.@shutterstock
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm bắn pháo hoa đặc sắc tại đêm giao thừa. Khi du lịch Hồ Chí Minh, bạn nên dành hẳn một ngày trước thềm bắn pháo hoa để trải nghiệm vẻ đẹp của thành phố bằng xe buýt 2 tầng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp trên sông Sài Gòn và ăn tối trên du thuyền sang trọng. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn một số dịch vụ du lịch thú vị trên Traveloka như sau:
Ngắm pháo hoa đêm Giao thừa tại TPHCM.@shutterstock
Một địa điểm khác mà bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của pháo hoa rực rỡ là Đà Nẵng - viên ngọc của Việt Nam. Khi đến du lịch Đà Nẵng, ngoài việc ngắm pháo hoa, bạn nên dành thêm 1 đến 2 ngày để tham thú và tận hưởng cảnh đẹp của thành phố này. Khám phá Bà Nà Hills là gợi ý tuyệt vời để bạn trải nghiệm Đà Nẵng, ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp của đỉnh Bà Nà khi đứng trên cầu Vàng. Ngoài ra, du ngoạn trên sông Hàn về đêm và thưởng thức màn trình diễn pháo hoa đặc sắc. Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số lựa chọn du lịch thú vị tại Đà Nẵng trên ứng dụng Traveloka như sau:
Khám phá cầu Vàng nổi tiếng tại Đà Nẵng.@shutterstock
Thủ đô Việt Nam chắc chắn là địa điểm vô cùng phù hợp để du lịch lễ giao thừa. Hà Nội mang trong mình nét hoài cổ pha lẫn sự hiện đại, tạo nên một khung cảnh đối lập nhưng lại vô cùng hài hòa. Đi du lịch Hà Nội, bạn có thể trải nghiệm xem show múa rối nước - một trong những nét văn hóa truyền thống nổi tiếng của Việt Nam. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều lựa chọn du lịch thú vị khác trên Traveloka như:
Văn Miếu - Quốc Tử Giám nổi tiếng.@shutterstock
Lễ Giao thừa Ất Tỵ 2025 là dịp quan trọng để mọi gia đình thể hiện lòng thành kính và hy vọng cho năm mới. Truy cập Traveloka ngay để săn được vé xe khách chất lượng, vé máy bay và trải nghiệm du thuyền với giá hấp dẫn. Ngoài ra, Traveloka còn có các dịch vụ hấp dẫn từ phòng khách sạn, tour du lịch, vé tham quan, vé vui chơi giải trí Traveloka Xperience đến các mã giảm giá Traveloka siêu hời. Cùng Traveloka chuẩn bị mâm cúng, tìm hiểu về văn khấn cúng tất niên và khám phá những địa điểm du lịch lý tưởng để đón Tết đầy may mắn, an lành ngay nào bạn ơi!