Kinh nghiệm du lịch chùa Hương - Điểm đến tâm linh nổi bật

Thao Nguyen
22 Jan 2025 - 13 min read

Chùa Hương nổi tiếng một trong những danh lam thắng cảnh quốc gia hấp dẫn, đồng thời là điểm du lịch tâm linh hàng đầu Việt Nam, thu hút du khách trong và ngoài nước. Nơi đây không chỉ mang đến không gian thanh tịnh mà còn gây ấn tượng với cảnh quan tuyệt đẹp, kiến trúc độc đáo của đền, chùa, tượng Phật. Hãy cùng Traveloka khám phá kinh nghiệm du lịch Chùa Hương để chuẩn bị cho một hành trình đáng nhớ!

quần thể di tích chùa Hương

Quần thể di tích chùa Hương. @shutterstock

Giới thiệu về chùa Hương

Chùa Hương (Hương Sơn) là một quần thể danh thắng nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa tâm linh của Việt Nam. Nơi đây nổi tiếng là quần thể văn hóa, tôn giáo hàng đầu tại Việt Nam với nhiều đền chùa, đình đám thờ cúng tín ngưỡng. Chùa Hương Hà Nội bao gồm các quần thể đền, chùa như: Động Hương Tích, chùa Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan,…

Lịch sử chùa Hương

Chùa Hương - một trong những quần thể chùa nổi tiếng nhất Việt Nam có lịch sử hình thành gắn liền với truyền thuyết Quan Thế Âm Bồ Tát. Theo câu chuyện dân gian, từ xa xưa, động Hương Tích – nơi trung tâm của quần thể Chùa Hương – được cho là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát đã tu hành để đạt tới giác ngộ. Đây là lý do chính khiến ngôi chùa trở thành trung tâm tín ngưỡng Phật giáo quan trọng, thu hút hàng triệu Phật tử đến hành hương mỗi năm.

chùa Hương| du lịch tâm linh chùa Hương | lịch sử chùa Hương

Du lịch tâm linh Chùa Hương thu hút đông đảo du khách. @shutterstock

Theo sử sách, chùa Hương được khởi dựng vào thế kỷ XVII dưới thời vua Lê Thánh Tông bởi Thiền sư Trần Đạo Viên Quang, một nhà sư danh tiếng của Phật giáo thời kỳ đó. Ngôi chùa ban đầu được xây dựng với mục đích trở thành nơi hành lễ và tu hành cho các Phật tử. Trong những thế kỷ tiếp theo, đặc biệt là dưới triều Nguyễn, Chùa Hương đã trải qua nhiều lần trùng tu và mở rộng, trở thành một quần thể kiến trúc đồ sộ bao gồm nhiều chùa, đền, và động.

Ngày nay, chùa Hương không chỉ là một điểm đến hành hương linh thiêng mà còn là một danh thắng du lịch nổi tiếng, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm, đặc biệt vào mùa lễ hội chùa Hương từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch. Đây là nơi hội tụ vẻ đẹp hòa quyện giữa tín ngưỡng, lịch sử và thiên nhiên, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi người ghé thăm.

Nên đi chùa Hương vào thời điểm nào?

Chùa Hương từ lâu đã là địa danh nổi tiếng tại Hà Nội, được rất nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn để tham quan, hành hương, lễ phật, vãn cảnh. Với khí hậu đặc trưng của miền Bắc, thời tiết ở đây quanh năm mát mẻ, dễ chịu, giúp bạn có thể ghé thăm vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, mỗi mùa lại mang đến một vẻ đẹp riêng biệt.

Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch: Đây là mùa cao điểm của Chùa Hương, đặc biệt trong dịp lễ hội đầu xuân. Thời gian này, lượng khách hành hương tăng cao, tạo nên không khí nhộn nhịp. Đặc biệt, tháng 3 âm lịch là thời điểm hoa gạo đỏ nở rộ bên bờ suối Yến, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, làm say lòng du khách.
Tháng 9, 10, 11, 12: Nếu bạn muốn tận hưởng khung cảnh thanh bình, tránh sự đông đúc, hãy lựa chọn các tháng cuối năm như tháng 9, 10, 11, và 12. Đây là lúc khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với suối Yến hiền hòa và không khí trong lành, rất thích hợp để thư giãn và tìm kiếm sự tĩnh tại trong tâm hồn.
thời điểm du lịch chùa Hương | lễ hội ở chùa Hương

Vào những ngày lễ hội, chùa Hương rất đông khách du lịch. @shutterstock

Những địa điểm không nên bỏ qua khi đến Chùa Hương

1. Bến Đục

Khi đến với Chùa Hương thì Bến Đục sẽ là địa chỉ bạn cần đặt chân đến đầu tiên. Tại đây bạn sẽ ngắm được phong cảnh hữu tình của sông, quang cảnh thiên nhiên. Nếu đi vào thời gian cuối tháng 3 thì suối Yến sẽ có hoa gạo đỏ tươi tắn.

2. Suối Yến

Với chiều dài khoảng 4km, suối Yến là con đường thủy duy nhất dẫn du khách từ bến Đục vào khu vực chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Dòng suối nhẹ nhàng uốn lượn giữa những ngọn núi đá vôi và cánh đồng lau sậy, tạo nên một bức tranh thiên nhiên yên bình và đầy chất thơ.

chùa Hương | suối Yến chùa Hương

Phong cảnh non nước hữu tình tại suối Yến chùa Hương. @shutterstock

Đặc biệt, vào mùa lễ hội chùa Hương (tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch), khung cảnh suối Yến càng trở nên sống động với hàng trăm con thuyền nhỏ chở du khách hành hương và chiêm ngưỡng vẻ đẹp non nước hữu tình. Mùa thu, suối Yến được nhuộm sắc hồng tím của những cánh đồng hoa súng nở rộ, tạo nên một khung cảnh say đắm lòng người, thu hút nhiều nhiếp ảnh gia và du khách.

3. Chùa Thiên Trù

Chùa Thiên Trù là ngôi chùa đẹp và có diện tích rộng nhất tại khu di tích Hương Sơn. Được xây dựng từ thời Hậu Lê vào khoảng thế kỷ 15, chùa mang ý nghĩa “Bếp trời” - tượng trưng cho nơi kết nối giữa đất trời và con người, nơi các tín đồ Phật giáo đến cầu an, cầu phúc. Chùa Thiên Trù còn có tên gọi khác là Chùa Trò, đây là một thiền viện lớn, là nơi tụ tập của các nhà tu hành đạo Phật, cũng là nơi lưu giữ những thông tin Kinh, Luật, Luận của đạo Phật. Từ chính điện sau đi hơn 40 phút đi bộ bạn sẽ đến được Chùa Thiên Trù.

chùa Thiên Trù | chùa Hương

Kiến trúc đặc sắc của chùa Thiên Trù - ngôi chùa cổ kính trong quần thể di tích chùa Hương. @shutterstock

Kiến trúc của chùa Thiên Trù nổi bật với phong cách cổ kính và uy nghi. Điểm nhấn chính là tòa nhà Tiền Đường cùng lầu chuông, lầu trống được xây dựng tinh xảo, mang đậm dấu ấn nghệ thuật truyền thống. Khu vực chính điện với tượng Phật uy nghiêm, các chi tiết điêu khắc chạm trổ tỉ mỉ và không gian yên bình tạo nên một bầu không khí linh thiêng.

4. Động Hương Tích

Động Hương Tích được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhất động”. Động mang vẻ đẹp hùng vĩ với cửa động hình đầu rồng và các thạch nhũ tự nhiên mang nhiều hình thù độc đáo như cây vàng, cây bạc, đụn gạo, núi cô, núi cậu. Bên trong động là chùa Hương Tích, nơi thờ Quan Âm Bồ Tát, được xây dựng từ thời nhà Trần và mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa.

động Hương Tích | chùa Hương

Lối vào động Hương Tích. @shutterstock

5. Chùa Giải Oan

Đây là ngôi chùa tọa lạc tại núi Long Tuyền và cách động Hương Tích khoảng 2.5km. Trong suốt quãng đường bạn có thể chiêm bái bức tượng Bồ Tát Quan Thế Âm nổi tiếng. Ngoài ra, trong suốt quãng đường bạn sẽ thấy nhiều câu chuyện truyền thuyết hấp dẫn, kỳ bí nhất cho mình.

Giá vé tham quan chùa Hương là bao nhiêu?

Giá vé chùa Hương chủ yếu là phí di chuyển, bạn cùng tham khảo những phí cơ bản sau đây nhé.

Vé vào cổng: Vé tham quan thắng Cảnh trong khu vực Chùa Hương gồm 21 điểm tham quan là 80.000VNĐ/người.

Vé đò tham quan:

Chuyến đò từ Đền Trình - Chùa Thiên Trù - động Hương Tích là 50.000VNĐ/người/2 chiều
Chuyến đò từ Tuyết Sơn - Long Vân là 35.000VNĐ/người/2 chiều

Vé cáp treo

Người lớn: 120.000VNĐ/vé 1 chiều; 180.000VNĐ/vé khứ hồi
Trẻ em: 90.000VNĐ/vé 1 chiều; 120.000VNĐ/vé khứ hồi

Đặc sản của Chùa Hương

Theo kinh nghiệm du lịch Chùa Hương đến đây bạn không chỉ được tham quan một quần thể đền, chùa uy nghi, thanh tịnh, mà còn là cơ hội để bạn có thể thưởng thức nhiều món đặc sản hấp dẫn.

Bánh củ mài: là một đặc sản được nhiều du khách chọn để mua về làm quà, với hương vị ngọt ngào thanh mát bánh củ mài hoặc chè củ mài mang một hương vị đặc trưng của Hà Nội xưa.
Chè lam: là món ngon rất nổi tiếng vùng Hà Nội và khu vực phía Bắc, chè lam màu nâu nhạt được phủ một lớp bột mịn, món ngon ngọt lịm vừa ăn vừa thưởng trà hoặc ăn cùng quả mơ thì rất đúng bài. Bạn dễ dàng mua được món đặc sản này trên những hàng quán theo dọc đường đi đến chùa.
Còn một số món ngon mà bạn có thể thưởng thức tại chỗ và mang về làm quà cho người thân bạn bè như: mơ rừng, rau sắng, hạt dẻ,...
đặc sản chè lam chùa Hương

Chè lam chùa Hương. @shutterstock

Cách di chuyển đến chùa Hương

Theo kinh nghiệm du lịch Chùa Hương, bạn có nhiều lựa chọn phương tiện để di chuyển đến địa điểm linh thiêng này:

Xe máy: Nếu yêu thích sự tự do và tiện lợi, bạn có thể sử dụng xe máy, đường đi Chùa Hương có thể đi theo tuyến Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Đông – ngã ba Ba La – Vân Đình, mất khoảng 1 giờ 50 phút để đến nơi.
Xe ô tô: Với xe ô tô, bạn nên chọn đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ – nút giao Đồng Văn – quốc lộ 38 – chợ Dầu – Chùa Hương, rút ngắn thời gian chỉ còn khoảng 1 giờ.
Xe bus: Một phương án tiết kiệm khác là xe bus, với các tuyến như 211, 78 hoặc 75, mang đến sự thuận tiện với chi phí hợp lý.

Đặc biệt, nếu bạn ở miền Trung hoặc miền Nam, máy bay là phương tiện thuận tiện nhất để đến Hà Nội trước khi tiếp tục hành trình đến Chùa Hương. Tại Traveloka bạn dễ dàng đặt vé máy bay Sài Gòn Hà Nội của nhiều hãng bay uy tín với mức giá tốt.

Discover flight with Traveloka

Tue, 20 May 2025

VietJet Air

TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)

Bắt đầu từ 1.368.487 VND

Tue, 20 May 2025

Vietravel Airlines

TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)

Bắt đầu từ 1.467.408 VND

Mon, 19 May 2025

Bamboo Airways

TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)

Bắt đầu từ 1.782.231 VND

Một trong số kinh nghiệm du lịch Chùa Hương đó là bạn có thể tìm kiếm khách sạn qua Traveloka. Tại đây, bạn có thể dễ dàng lựa chọn khách sạn với thông tin đa dạng và mức giá hợp lý, đảm bảo mang lại trải nghiệm lưu trú thoải mái và đáng nhớ. Tham khảo các khách sạn Hà Nội được du khách đánh giá cao trên Traveloka:

Để có chuyến du lịch Chùa Hương đáng nhớ bạn hãy nắm rõ một số lưu ý dưới đây nhé! Đây là thông tin du lịch Chùa Hương tự túc không thể bỏ qua.

Lên kế hoạch cho chuyến tham quan sớm để chuẩn bị mọi thứ kỹ lưỡng, cho hành trình thuận lợi hơn.
Hãy chuẩn bị trang phục kín đáo và phù hợp với khu vực Chùa Hương.
Luôn giữ vệ sinh và không xả rác tại khu vực chùa Hương.
Chuẩn bị áo mưa, kem chống nắng, áo khoác khi tham quan Chùa Hương.
Hãy chú ý đồ dùng cá nhân để tránh bị mất cắp, móc túi. Vì những khu vực du lịch đông đúc thường có tệ nạn mất trộm đồ.
Luôn trả giá khi mua quà, đặc sản về cho người thân, bạn bè.
Chuẩn bị đồ lễ cúng tại nhà hoặc tại Chùa phù hợp với mong muốn của mình.

Chùa Hương là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích sự thanh tịnh và vẻ đẹp thiên nhiên. Tại đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc bình yên mà còn có thể cầu nguyện bình an cho gia đình và người thân. Hy vọng với những kinh nghiệm du lịch chùa Hương, bạn sẽ có chuyến tham quan trọn vẹn. Đừng quên truy cập ứng dụng Traveloka để đặt vé xe, vé máy bay, phòng khách sạntour du lịch, du thuyền để tận hưởng các ưu đãi hấp dẫn, giúp hành trình của bạn thêm thuận tiện và ý nghĩa!

Xem thêm:

Trong bài viết này

• Giới thiệu về chùa Hương
• Lịch sử chùa Hương
• Nên đi chùa Hương vào thời điểm nào?
• Những địa điểm không nên bỏ qua khi đến Chùa Hương
• 1. Bến Đục
• 2. Suối Yến
• 3. Chùa Thiên Trù
• 4. Động Hương Tích
• 5. Chùa Giải Oan
• Giá vé tham quan chùa Hương là bao nhiêu?
• Đặc sản của Chùa Hương

Các chuyến bay nổi bật trong bài viết này

Tue, 20 May 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.368.487 VND
Đặt Ngay
Tue, 20 May 2025
Vietravel Airlines
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.467.408 VND
Đặt Ngay
Mon, 19 May 2025
Bamboo Airways
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.782.231 VND
Đặt Ngay
Khách sạn
Vé máy bay
Things to Do
Luôn biết thông tin mới nhất
Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để biết thêm các khuyến nghị về du lịch và phong cách sống cũng như các chương trình khuyến mãi thú vị.
Đăng ký