Cứ mỗi năm Tết Trung Thu đến, khắp nơi lại xôn xao những tiếng cười khanh khánh, tiếng hàn thuyên của mọi nhà. Vì đây chính là một trong những dịp sum họp các thành viên lại, cùng nhau thưởng thức những chiếc bánh Trung Thu thơm lừng và ngon miệng. Bên cạnh đó, Tết Trung Thu còn là dịp đi đó đi đây để khám phá những vùng đất mới mẻ. Và nếu bạn đang có kế hoạch đón đêm hội trăng rằm theo một cách hoàn toàn mới cùng người thân, bạn nhất định phải phải đọc hết bài viết này của Traveloka đấy.
Tết Trung Thu là dịp thưởng thức bánh Trung Thu cùng gia đình.@Shutterstock
Tết Trung Thu hay còn được biết đến với tên gọi khác là Rằm tháng Tám, là ngày trăng tròn vành vạnh, sáng tỏ trên bầu trời đêm. Đối với người Việt, mỗi khi Tết Trung Thu đến chính là thời điểm các thành viên trong gia đình tề tụ lại bên nhau, cùng nhau thưởng thức những chiếc bánh Trung Thu thơm lừng với từng loại nhân, như thập cẩm, đậu xanh, hạt sen, khoai môn,... Vì thế, ngoài tên gọi là Tết Trung Thu, rất nhiều người gọi ngày này là Tết đoàn viên.
Tết Trung Thu không chỉ phổ biến tại Việt Nam, mà còn được biết đến ở các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar,... hoặc các quốc gia ở Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,... Mỗi quốc gia sẽ có một tên gọi khác nhau dành riêng cho ngày Trung Thu, nhưng mỗi tên gọi đều sẽ liên quan đến mặt trăng. Vì người dân ở các nước châu Á, bao gồm Việt Nam, đều xem ngày lễ Trung Thu là ngày làm lễ tế thần mặt trăng để cảm tạ trời đất đã ban cho một mùa màng bội thu, mang đến sự ấm no, sự giao duyên giữa trai gái, sự kết nối tình làng nghĩa xóm và sự sum vầy, yêu thương nhau giữa các thành viên trong gia đình.
Tại Việt Nam, Tết Trung Thu sẽ được tính theo lịch Âm, diễn ra vào ngày 15 tháng 08 âm lịch hàng năm. Khi lễ Trung Thu đến, trên bầu sẽ xuất hiện mặt trăng tròn vành vạnh và sáng tỏ giữa bầu trời đêm.
Mỗi khi Tết Trung Thu diễn ra tại Việt Nam, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh hoặc những câu nói bông đùa của đám trẻ nhỏ luôn nhắc đến ba nhân vật chính, là chú Cuội, chị Hằng Nga và thỏ trắng. Từ các câu chuyện được kể về bánh Trung Thu, Hằng Nga gặp gỡ chú Cuội và được chú chỉ cách làm bánh dâng lên Ngọc Hoàng. Sau đó, vì bị thu hút phép lạ, chú Cuội đã leo lên cung trăng từ gốc cây đa to lớn. Hằng Nga thương xót chú Cuội, nên đã cầu xin Ngọc Hoàng cho chú Cuội mỗi năm vào ngày Rằm tháng Tám được về quê nhà một lần. Và Hằng Nga cũng sẽ nhân dịp này xuống vui chơi cùng trẻ nhỏ trần gian, vì cô là một người rất thích chơi đùa với trẻ nhỏ.
Từ sự tích Hằng Nga và chú Cuội, Tết Trung Thu chính là một trong những dịp để trẻ nhỏ trong xóm cùng nhau tham gia phá cỗ, đi nghêu ngao khắp nơi với chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu cùng ngọn nến lập lòe ánh lửa, và ăn bánh Trung Thu cùng người thân hoặc bạn bè.
Ngoài ra, lễ Trung Thu còn là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy, cùng nhau thưởng thức những chiếc bánh Trung Thu nướng vừa ngọt vừa bùi. Và chỉ từ miếng cắn đầu tiên, hương vị của bánh Trung Thu sẽ ngay lập tức bùng nổ ở trong khoang miệng. Bên cạnh đó, bánh Trung Thu còn là một món quà thơm thảo để những đứa con xa nhà thể hiện tình yêu thương nồng đậm dành cho bố mẹ.
Tết Trung Thu xuất hiện từ khi nào vẫn là một điều bí ẩn tại Việt Nam. Nhưng từ các sự kiện lịch sử đã được ghi chép lại, nhiều nhà sử học dự đoán ngày lễ Trung Thu Việt Nam đã có từ hàng nghìn năm trước, với minh chứng là hình ảnh được in trên mặt Trống Đồng Ngọc Lũ.
Tuy nhiên, theo bia chùa Đọi (1211), người dân cả nước đã bắt đầu ăn mừng ngày lễ Trung Thu từ thời nhà Lý và tổ chức tại kinh thành Thăng Long cùng các hoạt động như múa rối nước, đua thuyền và rước đèn. Đến thời Vua Lê - Chúa Trịnh, lễ Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ long trọng và xa hoa trong phủ Chúa, và đã được các nhà sử học miêu tả lại trong “Tang thương ngẫu lục”.
Vào thời nhà Lý đã xuất hiện hoạt động rước đèn đêm trăng rằm.@Shutterstock
Ngoài ra, theo sự nghiên cứu của vị học giả P.Giran (Magiet Religion, Paris, 1912) đã nhắc đến rằng, người Á Đông ví Mặt Trăng và Mặt Trời như một đôi vợ chồng. Mặt Trăng chỉ gặp Mặt Trời vào thời kỳ cuối tuần trăng. Và khi Mặt Trăng gặp Mặt Trời vào ngày Rằm tháng Tám, đó chính là lúc nàng khoác lên người bộ váy lộng lẫy nhất, chói sáng nhất. Cùng với sự miêu tả của “Thái Bình hoàn vũ ký” là “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau” đã hàm ý thể hiện rằng đêm hội trăng rằm chính là một trong những ngày giao duyên giữa các đôi trai gái với nhau. Từ đó, thời gian diễn ra lễTrung Thu còn được xem là ngày đẹp để kết hôn.
Tết Trung Thu không chỉ có bánh Trung Thu, mà còn có rất nhiều các hoạt động thú vị khác được diễn ra trong ngày này. Một vài hoạt động hấp dẫn phải nhắc đến chính là:
1. Phố đèn lồng Hàng Mã
Phố đèn lồng Hàng Mã thường là địa điểm check-in siêu hot của người dân thủ đô Việt Nam mỗi khi đến Tết Trung Thu. Mỗi khi màn đêm buông xuống cũng là lúc phố Hàng Mã khoác lên người các gam màu sắc sặc sỡ từ những chiếc đèn lồng đa dạng hình dáng và kích thước. Nếu có dịp du lịch Hà Nội vào đêm Trung Thu, bạn nhất định không nên bỏ qua vẻ đẹp lấp lánh sắc màu của phố Hàng Mã.
2. Hoàng Thành Thăng Long
Hoàng Thành Thăng Long là một trong những quần thể di tích lâu đời nhất của thủ đô Hà Nội, được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 2011. Không chỉ sở hữu nhiều công trình đồ sộ với lối kiến trúc độc đáo, cùng nhiều hiện vật quý hiếm, Hoàng Thành Thăng Long còn là địa điểm check-in bạn nhất định phải đến vào ngày Tết Trung Thu. Mỗi khi Trung Thu đến, Hoàng Thành Thăng Long lại tổ chức các hoạt động vui chơi truyền thống và dân gian dành cho người dân khắp nơi trên cả nước tham gia, như làm đèn ông sao, trải nghiệm nghệ thuật nặn tò he, trống bỏi, mặt nạ giấy bồi,... và nhiều tiết mục thú vị khác nữa. Để không bỏ lỡ bất kỳ điều tuyệt vời nào tại Hoàng Thành Thăng Long vào ngày Trung Thu, một tấm vé máy bay Hà Nội cùng một chiếc phòng khách sạn Hà Nội sẽ là điều bạn cần trong chuyến đi sắp tới.
Sat, 26 Apr 2025
Vietnam Airlines
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.157.007 VND
Mon, 12 May 2025
Vietravel Airlines
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.474.305 VND
Wed, 21 May 2025
VietJet Air
TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)
Bắt đầu từ 1.574.089 VND
1. Phố lồng đèn Lương Nhữ Học
Phố lồng đèn Lương Nhữ Học là một trong số ít những khu phố tại Sài Gòn vẫn còn gìn giữ và bảo tồn nghề làm lồng đèn thủ công. Cứ mỗi khi Tết Trung Thu đến, phố lồng đèn Lương Nhữ Học lại lấp lánh những ánh đèn xanh đỏ tím vàng từ những chiếc đèn ông sao, cùng tiếng cười nói giòn giã trải dài khắp khu phố nhỏ. Và để thưởng thức trọn vẹn bức tranh sặc sỡ tại phố lồng đèn Lương Nhữ Học, bạn hãy truy cập vào ứng dụng Traveloka từ bây giờ để săn vé máy bay Sài Gòn và phòng khách sạn Sài Gòn giá rẻ cho chuyến đi nhé.
Sat, 17 May 2025
Vietravel Airlines
Đà Nẵng (DAD) đi TP HCM (SGN)
Bắt đầu từ 940.642 VND
Wed, 21 May 2025
VietJet Air
Đà Nẵng (DAD) đi TP HCM (SGN)
Bắt đầu từ 1.028.231 VND
Tue, 20 May 2025
Bamboo Airways
Đà Nẵng (DAD) đi TP HCM (SGN)
Bắt đầu từ 1.128.129 VND
Những chiếc đèn lồng đủ hình thù tại phố Lương Nhữ Học.@Shutterstock
2. Nhà Thiếu nhi Thành phố
Hằng năm đến ngày Trung Thu, Nhà Thiếu nhi Thành phố sẽ tổ chức các tiết mục văn nghệ dành cho trẻ em như xem kịch chú Cuội, chị Hằng, xem biểu diễn ca nhạc hoặc tham gia phá cỗ, các trò chơi dân gian và rước đèn. Đây là địa điểm rất hoàn hảo dành cho các gia đình có con nhỏ khi du lịch Sài Gòn vào đêm hội trăng rằm.
1. Phố đèn lồng Hùng Vương
Phố đèn lồng Hùng Vương là nơi hội tụ nhiều khách du lịch và người dân địa phương đến check-in nhất trong ngày lễ Trung Thu. Mỗi khi Tết Trung Thu đến, con phố như được khoác lên người một tấm áo choàng đầy đủ sắc màu, lấp lánh ánh kim trong đêm tối cùng ánh đèn soi chiếu của trăng tròn vành vặn. Ngoài lồng đèn ông sao, lồng đèn kéo quân,... phố đèn lồng Hùng Vương còn có trống bỏi, trống ếch, mặt nạ giấy bồi và các cửa hàng bán quà lưu niệm khác để bạn chọn làm quà khi đến du lịch tại Đà Nẵng.
2. Công viên Châu Á – Asia Park
Công viên Châu Á - Asia Park sẽ là địa điểm bạn nên đến tại Đà Nẵng khi đi du lịch vào dịp Tết Trung Thu. Không chỉ là nơi tổ chức rất nhiều hoạt động hấp dẫn vào ngày hội trăng rằm như múa lân, rước đèn phá cỗ, biểu diễn văn nghệ,... Công viên Châu Á còn có các trò chơi giải trí như tháp rơi Golden Sky Tower, tàu lượn Paradise Fall, cốc dịch chuyển Fairy Tea House,... Và điều tuyệt vời nhất chính là bạn có thể đặt vé Công viên Châu Á trên Traveloka từ bây giờ với các voucher giảm giá vô cùng hấp dẫn trên ứng dụng.
Công viên Châu Á Đà Nẵng tổ chức rất nhiều hoạt động thú vị vào Tết Trung Thu.@Shutterstock
Ngày lễ Trung Thu không chỉ là dịp sum vầy, quây quần bên gia đình, mà còn là cơ hội để bạn thỏa thích tung bay khắp vùng trời Bắc - Nam. Và để bạn có một chuyến du lịch tuyệt vời và đáng nhớ trong ngày hội trăng rằm, Traveloka mang đến các mã giảm giá vô cùng hấp dẫn, khi đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn và các vé tour du lịch, vé tham quan, vé vui chơi giải trí Traveloka Experience trên ứng dụng. Đặc biệt, bạn còn có cơ hội áp mã chồng mã với các chương trình ưu đãi diễn ra vào khung giờ vàng. Nghe hấp dẫn quá phải không nào? Cùng Traveloka xách balo lên và đi ngay bây giờ nhé!