Nếu bạn thích đi đây đó nhưng “ngán ngẩm” những lúc phải làm thủ tục xin visa thì nên đọc ngay bài viết này. Dưới đây là giới thiệu sơ lược về các quốc gia có visa nhập cảnh được miễn hoặc thủ tục không quá phức tạp, dễ dàng cho bạn có được visa du lịch ngắn hạn để thỏa chân đi của mình.
Hiện tại, bạn có thể xin visa nhập cảnh Nepal theo hai dạng: visa on arrival (visa xin ngay tại sân bay) và visa online. Với hai loại trên, Nepal được xem là một trong những vùng đất dễ xin visa du lịch nhất đối với công dân Việt Nam.
Cụ thể, đối với visa on arrival, bạn có thể tiến hành thủ tục làm visa tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tribhuvan, thủ đô Kathmandu. Các loại giấy tờ bạn cần chuẩn bị chính là:
|
|
|
Nếu bạn “lỡ” không chuẩn bị gì ngoại trừ việc mang theo passport thì hãy yên tâm, với tờ khai xin visa, bạn có thể xin tại quầy nhập cảnh của sân bay; còn ảnh thẻ bạn có thể chụp lấy liền cũng tại sân bay với chi phí khoảng 200Rupee Nepal.
Hãy luôn nhớ mang theo hộ chiếu bên người nhé. @Internet
Thường chỉ khoảng 5-10 phút bạn sẽ có visa nhập cảnh Nepal, với chi phí dao động từ 25 USD đến 100 USD tùy vào thời gian bạn xin lưu trú tại đất nước này. Nếu bạn đi du lịch dưới 15 ngày thì sẽ là 25 USD nhé. Chỉ có một lưu ý nhỏ là Nepal không cho công dân các nước sau xin visa theo dạng visa on arrival này: Nigeria, Cameroon, Somalia, Afghanistan, Liberia, Ethiopia, Iraq, Palestine, Ghana, Zimbabwe, Swaziland, Syria. Nếu bạn có đi cùng bạn bè hoặc người quen nằm trong nhóm các nước trên thì nên lưu ý nhé.
Visa du lịch được cấp sau khi bạn làm thủ tục xin visa tại Nepal. @Internet
Đối với dạng thứ hai, là xin visa nhập cảnh Nepal trực tuyến, bạn cần truy cập vào website: http://online.nepalimmigration.gov.np/tourist-visa, nhập đầy đủ thông tin, sau đó gửi và in biên lai. Khi đến sân bay Nepal, bạn trình tất cả giấy tờ, bao gồm cả hộ chiếu và phí xin visa để được nhập cảnh.
Ấn Độ là một đất nước khá thú vị, đáng để bạn cân nhắc cho chuyến du lịch tự túc kế tiếp đấy! Và đây cũng là một trong những đất nước có thủ tục làm visa khá “dễ thở” cho chúng ta, với cách xin visa online đơn giản và thuận tiện.
Đầu tiên, bạn truy cập vào website https://indianvisaonline.gov.in/evisa/tvoa.html và chọn mục e-Visa Application để tiến hành đăng ký xin visa trực tuyến. Đến đây bạn điền đầy đủ và chính xác các thông tin (phần việc này hơi dài nên các bạn chú ý đọc kỹ nhé), upload tất cả các giấy tờ bao gồm:
|
|
|
Sau khi xác nhận xong, website sẽ chuyển đến trang thanh toán. Bạn có thể thanh toán bằng PayPal hoặc các thẻ Debit / Credit (phí xin visa là 48 USD, tùy theo loại sẽ có cộng thêm phí chuyển khoản). Vậy là bạn đã hoàn tất thủ tục làm visa du lịch Ấn Độ. Đại sứ quán sẽ gửi mail kết quả cho bạn trong vòng 72 tiếng.
Giao diện xin visa online Ấn Độ. @Internet
Bạn lưu ý, khi có email xác nhận visa, bạn in email ra giấy để cầm theo sang Ấn Độ nhé.
Đảo quốc thiên đường với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ là một trong những ước mơ “to lớn” của dân du lịch chúng ta, đặc biệt những ai yêu thích kiểu du lịch nghỉ dưỡng, hoặc thích những vùng biển xanh mát mắt như Maldives.
Xin visa không hề là rào cản nếu bạn muốn đến Maldives vi vu. @Internet
Maldives không chỉ là quần đảo mà chính là một quốc gia độc lập, vậy nên vấn đề về visa nhập cảnh Maldives cũng đôi khi khiến chúng ta khựng lại khi đang mơ mộng về nắng vàng biển xanh nơi đây. Tuy nhiên, việc hoàn thành thủ tục xin visa của đất nước này lại… dễ hơn rất nhiều so với việc “cá kiếm” đủ tiền để nghỉ dưỡng tại đây đấy. Tất cả những gì bạn cần làm, là xuất trình các giấy tờ sau tại cửa khẩu sân bay là bạn sẽ được nhân viên nhập cảnh cấp visa du lịch:
|
|
|
Visa này có thời hạn trong vòng 30 ngày và kèm dấu “Employment Prohibited” nhằm mục đích “nhấn mạnh” bạn chỉ đang xin visa du lịch, không được làm việc bất hợp pháp trên lãnh thổ của nước này.
Ngoài ra, còn một danh sách dài các nước miễn thủ tục visa cho công dân Việt Nam, vô cùng quen thuộc với chúng ta như: Thái Lan, Lào, Singapore, Campuchia, Myanmar, Indonesia, Brunei, Malaysia… và thường chỉ đi kèm với điều kiện thời gian lưu trú không quá số ngày mà các nước này quy định. Còn nếu đây là lần đầu tiên bạn mới làm thủ tục xin visa đi nước ngoài thì hãy đọc ngay bài viết này để biết thêm thông tin chung nhé.